Phân tích SWOT công ty TNHH Du lịch và Thương Mại Bốn Mùa.

Một phần của tài liệu MARKETING TRỰC TUYẾN CỦA CÔNG TY TNHH DU LỊCH & THƯƠNG MẠI BỐN MÙA (Trang 32 - 36)

Mục tiêu của việc phân tích này nhằm trả lời câu hỏi: Tại sao Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Bốn Mùa nên triển khai hoạt động Marketing trực tuyến? Hay nói cách khác là: Nhằm làm rõ ý nghĩa và vai trò của Marketing trực tuyến đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Du lịch và Thương mại Bốn Mùa.

Điểm mạnh:

Trong phần này tôi sẽ đề cập đến hai lợi thế chính của công ty: Nhân sự và hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ.

Thứ nhất về nhân sự: Giám đốc công ty hiện nay là anh Nguyễn Bá Toàn, chuyên viên công nghệ IT. Hiện tại công ty TNHH Du lịch & Thương mại Bốn mùa có chuyên một phòng Thương Mại Điện Tử, trưởng phòng là anh Đặng Minh Mạnh, tốt nghiệp khoa thương mại điện tử, trường đại học Thương mại Hà Nội. Phòng thương mại điện tử có thêm 1 nhân viên. Đối với một công ty du lịch không lớn, quy mô nhân viên dưới 10 người, thì sở hữu một phòng thương mại điện tử như vậy là phù hợp. Phòng thương mại điện tử không chỉ sử dụng nguồn nhân lực trong phòng mình mà còn phát huy được nguồn lực ở các bộ phận khác. Nhân viên của công ty đều là những người tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên, chủ yếu là đại học ngoại ngữ và đại học thương mại, có vốn kiến thức về du lịch, kinh doanh. Người làm ở bộ phận này vẫn có thể giúp đỡ bộ phận khác. Ví dụ như, điều hành viên ngoài công việc chính là điều hành, tổ chức và sắp xếp tour thì còn có thể giúp phòng thương mại điện tử sưu tầm các bài viết, các tin tức có liên quan đến du lịch để đăng tải lên trang chủ website và trang diễn đàn của công ty. Góp phần làm phong phú nội dung của trang web.

Thứ hai về cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ: Tọa lạc ở số 4A Hàng Bút, Hàng

Bồ, Hà Nội, văn phòng công ty TNHH Du lịch và Thương mại rộng chừng 20 m2, 2 tầng, có chỗ để xe cho nhân viên. Nói chung là về cơ sở hạ tầng thì đầy đủ. Trang thiết bị công nghệ viễn thông: máy điện thoại bàn (3 máy), máy in hóa đơn, máy tính để bàn (7 máy). Bên cạnh đó có 2 người sử dụng máy tính cá nhân, máy in, máy fax. Hệ thống máy tính được kết nối mạng Internet do Viettel cung cấp, có wifi.

Điểm yếu:

Mặc dù nhân sự và cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ là điểm mạnh của công ty, song trong đó cũng ẩn chứa những mặt thiếu xót.

Về nhân sự: Công ty có 2 chuyên gia về lĩnh vực công nghệ thông tin và thương

mại điện tử thế nhưng lại có những thiếu xót trong việc kiểm tra hình thức font chữ của các bài tin tức, các lịch trình tour đăng tải lên website. Trong việc nghe và trả lời điện thoại của khách hàng thì kém nhanh chóng, thường phải hỏi lại người điều hành cao hơn trong khi trả lời khách hàng.

Về cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ: Hệ thống máy tính đã được nối mạng

Internet, tuy nhiên tốc độ đường truyền không nhanh, đôi khi mất mạng, không truy cập Internet được, gây khó khăn cho quá trình xử lý thông tin và dữ liệu. Trong số 7

máy tính được lắp đặt thì có 2 máy thuộc thế hệ máy tính cũ, khả năng lưu trữ cũng như truy cập internet thấp. Máy tính không được bảo trì thường xuyên.

Cơ hội:

Cơ hội kinh doanh của công ty TNHH Du lịch & Bốn Mùa đến từ môi trường ngành và môi trường vĩ mô. Trong đó môi trường vĩ mô là quan trọng hơn cả. Yếu tố công nghệ thông tin trong môi trường vĩ mô. Với sự phát triển của Internet, đã đem lại cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ, ít vốn đầu tư kinh doanh, chưa tạo dựng được thương hiệu. Internet là công bằng đối với các doanh nghiệp khi tham gia thị trường. Ngược lại, để tồn tại trong môi trường kinh doanh như ngày nay, bất cứ một doanh nghiệp nào mà không tận dụng được ưu thế của Internet thì rất nhanh chóng lạc hậu và nguy cơ đứng trước vực phá sản. (Cho dù họ có thực hiện e-marketing hay không?)

Internet rút ngắn khoảng cách và thời gian từ doanh nghiệp đến với khách hàng mục tiêu. Doanh nghiệp có cơ hội tiếp xúc trực tiếp, thấu hiểu hơn những nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

Thách thức

Không có gì là tuyệt đối cả. Bên cạnh việc đem lại những lợi ích cho các nhà sản xuất và người tiêu dùng, thì Internet cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh khá gay gắt. Các doanh nghiệp dù hoạt động ở bất cứ lĩnh vực nào thì cũng đều mong muốn thương hiệu của công ty mình xuất hiện phổ biến trên thị trường, càng thu hút được nhiều khách hàng càng tốt. Và Internet là một trong những công cụ rất hữu hiệu hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các hoạt động Marketing.

Một thách thức khác nữa đến từ các yếu tố về công nghệ thông tin viễn thông của nước nhà. Mặc dù ngành công nghệ thông tin và viễn thông ở Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, những thành tựu nổi bật để theo kịp sự phát triển trên thế giới, nhưng cơ sở hạ tầng viễn thông ở Việt Nam còn nhiều vấn đề bất cập.

Do đặc điểm của thị trường khách mà công ty hướng tới là những khách lẻ, khách ghép nhóm, nên việc thu gom khách cho đủ để thực hiện tour theo những lịch trình đã thiết kế là khó khăn.

Lĩnh vực kinh doanh của công ty là kinh doanh du lịch, các chương trình du lịch, một dạng sản phẩm mà có tính bắt chước rất cao. Các công ty lữ hành khác cũng có

thể thực hiện được những chương trình du lịch như vậy. Cho nên về sản phẩm thì công ty không có điểm gì thật sự khác biệt và nổi trội hơn những sản phẩm du lịch được cung cấp trên thị trường. Về điểm này thì doanh nghiệp khó mà cạnh tranh được. Chính vì vậy sự cấp thiết và tầm quan trọng của Marketing càng được quan tâm hơn.

Số lượng các công ty bắt đầu tham gia hoạt động Marketing trực tuyến ngày càng tăng và trở lên phổ biến. Trước đây, các doanh nghiệp mới chỉ chú trọng vào làm website của công ty, chưa chú ý và quan tâm đến việc marketing cho website của mình, nên lượng người biết đến rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng. Còn ngày nay, với tốc độ lan truyền của công nghệ thông tin, các hoạt động Marketing cho website của các công ty diễn ra rất sôi động. Do đó đối thủ cạnh tranh cũng là một trong những thách thức lớn của công ty. Đối thủ cạnh tranh của công ty (trong hoạt động Marketing trực tuyến ) được xác định như sau: Nếu như search 1 từ khóa trên công cụ tìm kiếm Google có liên quan gần nhất đến sản phẩm dịch vụ của công ty, thì những thông tin của tất cả các công ty du lịch khác xuất hiện cùng với thông tin của công ty thì được coi là đối thủ cạnh tranh. Ví dụ: Search từ khóa “Du lịch Hạ Long 2 ngày 1 đêm”, thông tin của công ty TNHH Du lịch và Thương mại Bốn Mùa xuất hiện ở vị trí thứ 7 trên trang thứ nhất của kết quả tìm kiếm, tất cả các tin của các công ty khác xuất hiện cùng trang và trên trang hai của kết quả tìm kiếm được coi là đối thủ cạnh tranh của công ty. Có thể kể ra một số đối thủ cạnh tranh điển hình như: Công ty du lịch Á Châu (56 Mã Mây, Hà Nội), Vietnamopentour (49 Hàng Bè, Hoàn Kiếm, Hà Nội), DulichANZ (71 Mai Hắc Đế, Hai Bà Trưng, Hà Nội), công ty Du lịch Phượng Hoàng Việt Nam (54 Hồ Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội), Hà Nội ETOCO (P624 Trung tâm thương mại, 142 Lê Duẩn, Hà Nội), công ty Cổ phần Du lịch và thương mại Ngôi Sao (714 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội)…Đối thủ cạnh tranh đang ngày càng dần lộ diện. Cho thấy việc các công ty du lịch lữ hành đã có những quan tâm nhiều hơn đến hoạt động marketing trực tuyến.

Nhận xét: Từ những phân tích trên cho thấy hiện trạng của công ty TNHH Du lịch và Bốn Mùa, điểm mạnh nhiều hơn điểm yếu, cơ hội lớn hơn thách thức. Và có đủ các điều kiện cơ bản để thực hiện các hoạt động Marketing trực tuyến cho công ty mình. Mặt khác từ những yêu cầu của thị trường khác mà công ty hướng đến là thị trường khách lẻ, đòi hỏi Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Bốn Mùa cần phải

có những chiến lược hoạt động Marketing cho phù hợp với xu hướng chung của toàn thế giới và của ngành.

Một phần của tài liệu MARKETING TRỰC TUYẾN CỦA CÔNG TY TNHH DU LỊCH & THƯƠNG MẠI BỐN MÙA (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w