II. Tình hình triển khai nghiệp vụ BHTNDS của của xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty Bảo Minh Thăng Long
3. Hoạt động giám định bồi thường 1 Hoạt động giám định
3.1. Hoạt động giám định
Đây là khâu trung gian giữa khâu khai thác và khâu bồi thường, nó có tác dụng giúp cho việc bồi thường được chính xác và kịp thời.
Trong hoạt động này đối tượng bao gồm cả người, tài sản bị thiệt hại và mức độ lỗi của hai bên nên việc xác định là rất phức tạp, khó chính xác. Do đó, khi có tai nạn xảy ra các giám định viên của công ty phải kịp thời có mặt ngay hiện trường tai nạn để thu thập chứng cứ có liên quan đến vụ tai nạn dồng thời phối hợp với các cơ quan có chức năng như: cơ quan công an,
bệnh viện, ... để xác định nguyên nhân, mức độ thiệt hại, mức độ lỗi của hai bên.
Trên thực tế công tác giám định rất phức tạp vì nó liên quan đến lợi ích của nhiều bên, việc xác định dựa vào luật dân sự và luật an toàn giao thông. Vì vậy nhân viên giám định phải có nghiệp vụ chuyên môn cao, phải nắm chắc luật dân sự và luật an toàn giao thông. Nhân viên giám định còn phải am hiểu về giá cả thị trường, bởi vì thiệt hại về tài sản được xác định theo giá thị trường. Từ đó giúp cho việc giám định được nhanh chóng, chính xác. Nhân viên giám định cũng phải là người có tư cách đạo đức tốt để tránh hiện tượng trục lợi bảo hiểm.
Công ty đã không ngừng đầu tư trang thiết bị hiện đại để tạo điều kiện tốt cho công tác giám định như: Máy ảnh, thước đo, phương tiện đi lại, liên lạc, ... Do đó công tác giám định ngày càng được tiến hành nhanh chóng, chính xác.
3.2. Hoạt động bồi thường
Giải quyết bồi thường là khâu rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và kết quả kinh doanh của công ty. Đây là công việc cuối cùng của một hợp đồng bảo hiểm khi có tai nạn xảy ra. Khi tiếp nhận hồ sơ từ phía khách hàng, cán bộ nhân viên của công ty luôn hướng dẫn khách hàng hoàn tất thủ tục hồ sơ theo đúng quy định với thái độ tận tình cởi mở. Ngày trả tiền bồi thường luôn được ấn định chính xác, rõ ràng cụ thể, công ty luôn chủ động liên lạc với khách hàng nhằm giảm những chi phí nhất định cho khách hàng, thậm chí công ty còn cử cán bộ bồi thường đến bồi thường trực tiếp cho người tham gia.
Bảng 11: Kết quả chi bồi thường cho nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty Bảo Minh Thăng Long
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
1. Doanh thu BHTNDS 4.374 5.318 6.128
2. Chi bồi thường 2.712 3.563 4.964
3. Tỷ lệ chi bồi thường (%) 62 67 81
(Nguồn: Báo cáo của phòng bồi thường tại Công ty Bảo Minh Thăng Long)
Số tiền bồi thường của Công ty tăng qua các năm, năm 2007 là 2.712 triệu đồng, năm 2008 là 3.563 triệu đồng, năm 2009 là 4.964 triệu đồng. Tỷ lệ bồi thường của công ty qua các năm vẫn còn tương đối cao và có xu hướng tăng lên qua các năm: 67,14% (năm 2005); 66,03% (năm 2006); 65,10% (năm 2007). Điều này xảy ra là chủ yếu do ý thức trách nhiệm của người điều khiển phương tiện cơ giới chưa cao, số người tham gia học luật giao thông và học thi lấy chứng chỉ lái xe ngày càng nhiều, nhưng chủ yếu là thi thực hành, còn về lý thuyết thì rất hạn chế.
* Hiện tượng trục lợi bảo hiểm
Đặc thù của bảo hiểm xe cơ giới nói chung và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới nói riêng là rất dễ bị trục lợi . Trục lợi bảo hiểm có thể xuất phát từ khách hàng, từ nhân viên giám định, nhân viên đại lý bảo hiểm, hoặc cũng có thể từ chính nhân viên của công ty. Nếu bị trục lợi hậu quả để lại sẽ rất nghiêm trọng, bởi lẽ công ty sẽ mất một khoản chi phí rất lớn do chi bồi thường sai, hoặc chi tìm nguyên nhân và đối tượng trục lợi. Vì vậy công ty phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, tìm mọi cách để phát hiện các vụ nghi ngờ có trục lợi.
Tình hình trục lợi bảo hiểm ngày càng tinh vi, và chúng luôn tìm mọi cách để có thể trục lợi bảo hiểm làm lợi riêng cho bản thân vì vậy công ty cần phải xây dựng, đào tạo và tuyển dụng thật tốt cán bộ nhân viên công ty, cán bộ giám định. Cần xử lý nghiêm minh những cán bộ có ý định trục lợi bảo hiểm hoặc tiếp tay cho hành vi trục lợi.