II. Tình hình triển khai nghiệp vụ BHTNDS của của xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty Bảo Minh Thăng Long
1. Hoạt động khai thác bảo hiểm
Khai thác là khâu đầu tiên của nghiệp vụ bảo hiểm. Đây là khâu quyết định đến sự thành bại của Công ty nói chung và nghiệp vụ BHTNDS nói riêng.
Tuy nhiên đối tượng bảo hiểm của nghiệp vụ này mang tính trừu tượng, không xác định được một cách cụ thể nên đa số chủ phương tiện chưa nhận thức được rõ ràng về loại hình bảo hiểm này. Do vậy hoạt động khai thác bảo hiểm thực chất chính là vận động cho người dân, các chủ xe cơ giới nhận thức được ý nghĩa và sự cần thiết bắt buộc của loại hình bảo hiểm này. Từ đó đi đến ký kết hợp đồng bảo hiểm cho mình hoặc cho lái xe mà mình thuê trong quá trình vận hành xe.
Thực hiện tốt khâu khai thác chính là việc thực hiện tốt công tác tìm kiếm khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ, lôi kéo được khách hàng tiềm năng về phía mình và thuyết phục để họ mua sản phẩm của công ty.
Công tác khai thác bao gồm 4 bước: Bước1: Lập kế hoạch khai thác
Trong bước này bất cứ công ty bảo hiểm nào cũng như Bảo Minh Thăng Long đều phải đưa ra một con số kế hoạch nhất định, có thể là doanh thu, cũng có thể là số đầu xe tham gia bảo hiểm cần phải đạt được trong kỳ. Mức đưa ra phải thỏa mãn nguyên tắc số đông bù số ít và đảm bảo thu nhập mang lại cho công ty. Công ty phải có phương thức xác định phí khoa học, hợp lý để việc khai thác hợp đồng bảo hiểm được thuận lợi hơn. Trong quá trình hoạt động công ty phải nắm được năng lực của mình đến đâu, mạng lưới đại lý của mình như thế nào, khâu tổ chức ra sao và đặc biệt là phải xem xét sản phẩm của mình có điểm mạnh, yếu như thế nào so với sản phẩm của đối
thủ cạnh tranh để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thị trường và tình hình của công ty.
Bước 2: Thực hiện các biện pháp hỗ trợ trong khâu khai thác
Trong bước này công ty cần phải nâng cao biện pháp hỗ trợ để nâng cao danh tiếng của công ty nói chung và của sản phẩm bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba nói riêng để cho mọi người dân biết đến công ty và sản phẩm của công ty. Công ty Bảo Minh đã có uy tín trên thị trường, nói đến bảo hiểm người dân đã nghĩ ngay đến Bảo Minh. Tuy nhiên Bảo Minh Thăng Long vẫn cần phải có các chính sách xúc tiến hỗn hợp như: tuyên truyền, quảng cáo, phát tờ rơi giới thiệu về nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, thực hiện tài trợ cho các chương trình ca nhạc trên truyền hình, tạo quỹ để hoạt động từ thiện.
Bước 3: Tiến hành khai thác
Thực chất của bước này là tìm kiếm khách hàng tiềm năng, thuyết phục và đi đến ký kết hợp đồng. Hoạt động này bao gồm các khâu:
- Chuẩn bị tài liệu: Quy tắc bảo hiểm, biểu phí, hạn mức trách nhiệm. - Giới thiệu sản phẩm.
- Thu phí bảo hiểm.
- Ký kết hợp đồng bảo hiểm và cấp giấy chứng nhận bảo hiểm. Bước 4: Đánh giá kết quả khai thác.
Ngay từ khi thành lập công ty đã tiến hành mở rộng thị trường, mở nhiều đại lý, tuyển nhiều cộng tác viên nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng tiếp cận sản phẩm của công ty. Do đó công ty đã đạt được những thành tựu rất khả quan:
Bảng 6: Số lượng xe tham gia bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty Bảo Minh Thăng Long
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
1. Số xe hiện tại đang lưu hành (chiếc) 24.301.654 26.618.54 2
29.236.901
2. Số xe tham gia bảo hiểm (chiếc) 23.372 27.824 32.726 3. Tỷ lệ xe tham gia bảo hiểm (%) 0,096 0,104 0,112 4. Tốc độ tăng số lượng xe tham gia
bảo hiểm (%)
- 15,59 13,59
5. Tốc độ tăng số xe cơ giới đang lưu hành (%)
- 9,53 9,83
(Nguồn: Báo cao tổng hợp của Công ty Bảo Minh Thăng Long)
Qua bảng biểu ta có thể thấy số lượng xe tham gia bảo hiểm liên tục tăng trong giai đoạn 2007-2009, năm 2007 số lượng xe tham gia bảo hiểm là 23.372 chiếc, đến năm 2008 số lượng xe tham gia bảo hiểm đã là 27.824 chiếc (tăng 4.452 chiếc) và năm 2009 là 32.726 (tăng 4.902 chiếc so với năm 2008). Tỷ lệ xe tham gia BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba của Công ty Bảo Minh Thăng Long cũng liên tục tăng qua các năm, năm 2007 tỷ lệ này là 0,096%, năm 2008 tăng lên thành 0,104% và năm 2007 là 0,112. Tốc độ tăng của số lượng xe tham gia bảo hiểm lớn hơn tốc độ tăng của số xe cơ giới đang lưu hành qua từng năm. Như vậy, nhìn chung Công ty Bảo Minh Thăng Long đã thực hiện rất tốt khâu khai thác trong nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
Hiện nay nước ta đang trong giai đoạn phát triển kinh tế mạnh mẽ, do đó hệ thống giao thông vận tải đang phát triển mạnh cả về cơ sở hạ tầng và cả về lượng xe cơ giới được đưa vào lưu thông, nhất là về chủng loại xe ô tô.
Bảng 7: Tốc độ gia tăng và tỷ lệ tham gia bảo hiểm của hai loại xe ô tô và mô tô tại Công ty Bảo Minh Thăng Long
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
1. Số lượng xe ô tô tham gia giao thông (chiếc)
1.241.873 1.406.589 1.721.367
2. Tốc độ tăng (%) - 13,26 22,37
3. Số lượng xe mô tô tham gia giao thông (chiếc)
23.059.781 25.211.953 27.515.534
4. Tốc độ tăng (%) - 9,33 9,13
5. Số lượng xe ô tô tham BHTNDS (chiếc) 857 1.017 1.269 6. Tốc độ tăng số xe tham gia BHTNDS (%) - 18,67 24,78 7. Số lượng xe mô tô tham gia BHTNDS
(chiếc)
22.515 26.807 31.457
8. Tốc độ tăng số xe tham gia BHTNDS (%) - 19,06 17,34
(Nguồn: Thống kê của Ủy Ban An Toàn Giao Thông và báo cáo tổng hợp của công ty Bảo Minh Thăng Long)
Tốc độ tăng số xe ô tô lưu thông trong giai đoạn 2007-2008 là 18,67%, tốc độ tăng về số xe mô tô là 19,06%, lớn hơn tốc độ tăng số xe ô tô là 0,3%. Tốc độ tăng số xe ô tô trong giai đoạn 2008-2009 là 24,78%, tốc độ tăng của số xe mô tô là 17,34%, nhỏ hơn tốc độ tăng của xe ô tô là 13,24%. Như vậy lượng ô tô được đưa vào lưu thông trong giai đoạn 2007-2009 tăng lên rất nhanh.
Nguyên nhân của hiện tượng trên là do mức sống của người dân được nâng cao, nhiều người đã có đủ điều kiện để mua xe ô tô riêng và những
người này thường có trình độ nhận thức cao, họ hiểu rõ được lợi ích của việc mua BHTNDS.
Qua số liệu về khai thác loại hình bảo hiểm xe cơ giới ở Công ty Bảo Minh Thăng Long ta thấy rằng số lượng xe ô tô, mô tô đều tăng lên nhanh và số lượng xe ô tô, mô tô tham gia BHTNDS ở Công ty Bảo Minh Thăng Long cũng tăng lên. Như vậy có nghĩa là tình hình khai thác nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty Bảo Minh Thăng Long đối với cả hai loại phương tiện giao thông là xe ô tô và xe mô tô đều đạt kết quả tốt. Điều đó làm cho doanh thu của nghiệp vụ này tăng lên trong mỗi năm và đóng góp một phần lớn vào doanh thu của Công ty Bảo Minh Thăng Long. Doanh thu phí BHTNDS của Công ty tăng đều trong giai đoạn 2007-2009
Bảng 8: Tỷ trọng doanh thu phí của nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty Bảo Minh Thăng Long
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
1. Doanh thu phí BHTNDS 4.374 5.318 6.128 2. Tổng doanh thu phí của Công ty 70.970 79.248 98.731 3. Tốc độ tăng doanh thu phí BHTNDS (%) - 21,57 15,22 4. Tốc độ tăng tổng doanh thu phí (%) - 11,66 24,58 5. Tỷ trọng doanh thu BHTNDS trong tổng
doanh thu (%)
6,16 6,71 6,2
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh nghiệp vụ BHTNDS của Công ty Bảo Minh Thăng Long)
Ta thấy doanh thu phí BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba trong năm 2007 đạt 4.374 triệu đồng, năm 2008 đạt 5.318 triệu đồng, tăng
944 triệu đồng (21,57%), năm 2009 đạt 6.128 triệu đồng, tăng 810 triệu đồng (15,22%) so với năm 2008.
Tỷ trọng của doanh thu phí BHTNDS trong tổng doanh thu phí chiếm 6,16% năm 2007, 6,71% trong năm 2008, tăng 0,552% và chiếm 6,2% trong năm 2009 (giảm 0,51% so với năm 2008). Công ty Bảo Minh Thăng Long hiện đang triển khai hơn 50 nghiệp vụ bảo hiểm, như vậy, với tỷ trọng đã đạt được chứng tỏ rẳng nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba chiếm tỷ trọng khá lớn trong doanh thu phí và đây là một nghiệp vụ quan trọng trong công ty.
Tốc độ tăng doanh thu phí BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba có giảm đi trong giai đoạn 2008-2009. Tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu phí BHTNDS qua các năm vẫn rất lớn (năm 2008 tăng 21,57%, năm 2009 tăng 15,22%).
Như vậy, về hoạt động khai thác nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thử ba tại Công ty Bảo Minh Thăng Long là có kết quả rất tốt. Tuy nhiên trong một nghiệp vụ chỉ nhìn về kết quả chưa thể đánh giá hết chất lượng của nghiệp vụ. Do đó chúng ta phải xét đến hiệu quả của nghiệp vụ, phải tính đến chi phí bỏ ra trong khâu khai thác để đạt được kết quả đó.
Bảng 9: Hiệu quả khai thác nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới tại Công ty Bảo Minh Thăng Long
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
1. Doanh thu phí BHTNDS 4.374 5.318 6.128
2. Chi phí khai thác 302 365 453
3. Tốc độ tăng doanh thu (%) - 21,57 15,22
4. Tốc độ tăng chi phí khai thác (%) - 20,76 24,02 5. Hiệu quả khai thác (DT/CP) 14,44 14,53 13,5
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của công ty Bảo Minh Thăng Long)
Nhìn vào bảng biểu ta thấy trong giai đoạn 2007-2009 tốc độ tăng doanh thu phí BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba có giảm đi (năm 2008 là 21,57%, năm 2009 là 15,22%, giảm 6,35%). Tốc độ tăng chi phí khai thác cho nghiệp vụ này tăng lên (năm 2008 là 20,76%, năm 2009 là 24,02%, tăng 3,26%. Hiệu quả khai thác của nghiệp vụ này lại tăng lên trong giai đoạn 2007-2008 (năm 2007 là 14,44, năm 2008 là 14,53), và giảm xuống trong giai đoạn 2008-2009 (năm 2009 là 13,5). Hiệu quả khai thác trong giai đoạn này giảm đi do nhiêu nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do mức phí bảo hiểm không tăng lên nhưng đồng tiền bị mất giá do khủng hoảng, làm cho các chi phí cho việc khai thác của nghiệp vụ này tăng lên. Tuy nhiên, qua các số liệu ở trên ta có thể thấy nhìn chung trong giai đoạn 2007-2009 nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty Bảo Minh Thăng Long có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao doanh thu,
hiệu quả khai thác và quan trọng hơn là một phần rất lớn vào việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước đã đề ra.