Quan điểm chung về nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp Bộ 1 Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức là một tất yếu khách quan

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của bộ kế hoạch và đầu tư (Trang 45 - 50)

1. Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức là một tất yếu khách quan

Quá trình đầy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta chính là quá trình làm biến đổi sâu sắc, căn bản và tòa diện tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Sự thay đổi đó tác động lên mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có hệ thống Hành chính Quốc gia, chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã đề ra Công cuộc cải cách hành chính. CBCC là một trong những yếu tố cấu thành nên nền hành chính, chính vì vậy cũng phải thay đổi, cải cách để phù hợp với sự phát triển của đất nước. Sự thay đổi, cải cách đó đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chinh nói chung và đội ngũ công chức Bộ KH&ĐT nói riêng.

Công cuộc đổi mới này bắt nguồn sâu sắc từ sự tìm kiếm của nhân dân, được Đảng tổng kết và đưa ra thành các chính sách lớn, có bước đi thích hợp, phù hợp với kinh nghiệm phát triển của thế giới chứ không pahir là “copy” một hình mấu có sẵn. Công cuộc đổi mới kinh tế đất nước đã và đang đạt được nhiều thành tựu quan trọng, điều đó càng khẳng định việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức là một tất yếu.

1.1. Sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. vận hành theo cơ chế thị trường.

Sự thay đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường đã kéo theo sự thay đổi của chế độ sản xuất, chế độ sở hữu và chế độ quản lý. Từ một nền kinh tế có tính chất mệnh lệnh,

thị trường vốn, thị trường bất động sản…. điều đó đòi hỏi từng cơ quan, tổ chức, từng công chức phải thường xuyên vận động để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Vấn đề đặt ra ở đây đó là chất lượng đội ngũ công chức phải được nâng cao để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Phải có được đội ngũ công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, nhưng phải có đạo đức, có bản lĩnh chính trị vững vàng để không bị những mặt trái của nền kinh tế thị trường chi phối. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức là một điều tất yếu khách quan.

1.2. Sự chuyển từ nền sản xuất lạc hậu sang công nghiệp hóa – hiện đại hóa. đại hóa.

Thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng và toàn dân ta. Sau một thời gian tiến hành đổi mới nền kinh tế đã có bước chuyển biến đáng kể. Từ phương thức sản xuất lạc hậu dựa vào kinh nghiệm là chính nay đã chuyển dần sang phương thức sản xuất hiện đại; từ một nước sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nay đã chuyển sang lấy công nghiệp và dịch vụ làm những ngành mũi nhọn. Chính vì vậy, với tư cách là những nhà quản lý, đội ngũ công chức cũng phải thay đổi, phải nâng cao chất lượng để có đủ năng lực, kiến thức để quản lý trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đội ngũ công chức chính là người phải “đi tắt “, “đón đầu ” chủ động học tập để cập nhật kiến thức tránh bị tụt hậu.

1.3. Xu thế hội nhập, mở của, giao lưu, hợp tác quốc tế.

Từ một nền kinh tế khép kín, chỉ quan hệ với những nước trong khối chủ nghĩa xã hội thì sau Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 nước ta đã chuyển sang một trang mới về hoạt động ngoại giao. Chúng ta đã mở rông quan hệ với rất nhiều quốc gia trên thế giới, gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) , có quan hệ hữu nghị và buôn bán với hơn 170 nước và vùng lãnh thổ, địa vị của chúng ta trên trường quốc tế cang được nâng cao. Chính vì sự

thay đổi này, đòi hỏi tất yếu là chất lượng đội ngũ công chức cũng phải được nâng cao, để chủ động tận dụng những thời cơ mới do toàn cầu hóa tạo ra.

1.4. Xây dựng nhà nước pháp quyền

Cho dù ở thời kỳ nào thì đội ngũ công chức cũng cần phải được quản lý một cách thống nhất và toàn diện. Nước ta đang trong thời kỳ quá độ để tiến tới xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Điều đó làm nảy sinh những yêu cầu, đòi hỏi đối với đội ngũ công chức về việc tăng cường ý thức thực hiện pháp luật, tăng cường kiến thức hiểu biết về pháp luật… Hiện nay, sự hiểu biết pháp luật của đội ngũ công chức nói chung và đội ngũ công chức cấp Bộ nói riêng đã được tăng dần lên. Tuy nhiên, để xây dựng nhà nước pháp quyền thì đòi hỏi đội ngũ công chức không ngừng nâng cao chất lượng. Nhất là trình độ hiểu biết pháp luật, để có thể chấp hành tốt và hướng dẫn cho người dân triển khai thực hiện.

2. Quan điểm của Đảng về vấn đề nâng cao chất lượng đôi ngũ công chức

Trong khi đất nước đang bước vào giai đoạn hội nhập và phát triển mạnh mẽ thì Đại hội đại biểu chính thức của Đảng lần thứ IX đã đề ra nhiệm vụ chính trị trung tâm của cách mạng nước ta hiện nay là: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất đồng thời xây dựng lực lượng sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập quốc tế để phát triển nhanh có hiệu quả và phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội…”.

Chiến lược xây dưng đội ngũ công chức trong thời kỳ mới được xây dựng trên cơ sở hệ thống quan điểm chỉ đạo có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức

Thứ nhất, xây dựng đội ngũ công chức phải xuất phát từ yêu cầu của sự

nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Bên cạnh đó, qua thực tiễn công cuộc xây dựng đất nước tiến hành tuyển chọn, đào tạo nâng cao chất lượng cho đội ngũ công chức .

Thứ hai, Phải quán triệt quan điểm của Đảng trong việc xây dựng đội ngũ

công chức. Đó là phát huy truyền thống yêu nước, thường xuyên giáo dục bồi dưỡng ý thức giai cấp, lập trường cách mạng cho đội ngũ công chức. Đoàn kết rộng rãi trong đội ngũ cán bộ, công chức không phân biệt người trong Đảng hay ngoài Đảng, dân tộc, tôn giáo. Như vậy, xây dưng một đội ngũ công chức giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất cách mạng tốt đẹp là điều mà Đảng ta hướng tới.

Thứ ba, phải gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ công chức với việc xây

dựng tổ chức và đổi mới cơ chế chính sách. Có một nguyên tắc đặt ra là có nhiệm vụ chính trị mới lập tổ chức, có tổ chức thì mới bố trí cán bộ công chức, mỗi cán bộ công chức thì có chức năng, nhiệm vụ riêng. Như vậy quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ công chức cần phải gắn với yêu cầu và nội dung xây dựng tổ chức.

Thứ tư, Thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của nhân

dân tiến hành nâng cao trình độ dân trí để tuyển chọn, giáo dục rèn luyện cho đội ngũ công chức. Thực tế chính là nơi kiểm tra hữu hiệu nhất đối với các vấn đề như tài năng, sự cống hiến, danh hiệu, chức vụ….của người công chức bởi vậy cần phải tăng cường sự tham gia giám sát của người dân trong các hoạt động công vụ nói chung.

Thứ năm, Đảng ta thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ

công chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời phát huy trách nhiệm của mỗi thành viên trong hệ thống chính trị. Quản lý công chức phải thật sự

công bằng và khoa học có vậy mới khơi dậy được khả năng làm việc ở mỗi công chức.

3. Quan điểm của Nhà nước ta về vấn đề nâng cao chất lượng đôi ngũ công chức công chức

Quán triệt những tư tưởng của Đảng về vấn đề xây dựng và phát triển kinh tế nói chung và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức nói riêng, Nhà nước ta đã xây dựng chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010. mục tiêu chính của chương trình là:

- Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch vững mạnh, chuyên nghiệp hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực hiệu quả theo nguyên tắc nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng.

- Xây dựng đội ngũ CBCC có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng phát triển đất nước, cụ thể là đến năm 2010 đội ngũ CBCC có số lượng và cơ cấu hợp lý, chuyên nghiệp và hiện đại.

Nội dung cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC là: 1. Đổi mới công tác quản lý CBCC

Công tác quản lý CBCC phải phù hợp với quá trình phát triển kinh tế xã hội và cải cách hành chính của đất nước. Những công việc cần phải làm là:

- Tiến hành tổng điều tra, đánh giá đội ngũ CBCC, xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng quản lý đội ngũ CBCC và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, từng bước chuyển sang quản lý CBCC bằng hệ thống tin học.

- Sửa đổi hệ thống ngạch bậc, các quy định hiện hành về tiêu chuẩn nghiệp vụ, chức danh CBCC. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh để làm căn cứ quyết định về số lượng, chất lượng và cơ cấu CBCC.

- Xây dựng quy định thống nhất về tinh giản biên chế trong cơ quan nhà nước, các cơ quan hành chính đơn vị sự nghiệp, tạo điều kiện đổi mới trẻ hóa,

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của bộ kế hoạch và đầu tư (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w