NHỮNG ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2000 TẠI XÍ NGHIỆP CAO SU ĐƯỜNG SẮT.

Một phần của tài liệu 563m (Trang 56 - 58)

LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2000 TẠI XÍ NGHIỆP CAO SU ĐƯỜNG SẮT.

1. Một số thành công ban đầu.

Những thành tựu ma hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 đã đem lại cho doanh nghiệp từ trước đến nay là rất lớn và không thể phủ nhận được. Xí nghiệp cao su đường sắt cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ

-Bộ máy quản lý sẵn có của xí nghiệp không chặt chẽ và đồng bộ nên sau khi vận dụng hệ thống quản lý chất lượng này hầu như không có sự xáo trộn quá lớn về cơ cấu tuy nhiên lại có sự gia tăng đáng kể về hiệu quả làm việc thể hiệ ở các mặt :

+Mọi nhân viên trong xí nghiệp đã được phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn từ giám đóc, phó giám đốc, trưởng phòng, quản đốc đến từng nhân viên trong các bộ phận nên buộc mọi người phảI làm đúng, làm tốt phận sự của

mình vì đã có một qui trình qui định cụ thể để so sánh đối chiếu, đánh giá năng lực với một chế độ khen thưởng xử phạt rõ ràng

+Tất cả các qui trình, văn bản, kế hoạch được xây dựng và sắp xếp thống nhất thuận tiện cho việc tìm kiếm, tra cứu, quản lý và sử dụng, vì vậy đã giúp cho việc quản lý hồ sơ giấy tờ sổ sách ngày càng chặt chẽ.

+Mọi công việc được chuẩn hóa nên giữa các bộ phận trở nên linh hoạt nhịp nhàng, không gây chồng chéo như trước đây.

-Về mặt chất lượng sản phẩm :

+Với việc xây dựng một qui trình sản xuất hết sức chi tiết rõ ràng và được cụ thể hóa bằng văn bản nên đã giảm thiểu tối đa cho chi phí sản phẩm hỏng, chi phí sửa chữa lại, nâng cao được chất lượng sản phẩm với một qui trình sản xuất nhịp nhàng

+Để nâng cao uy tín của xí nghiệp trên thị trường, xí nghiệp cương quyết loại bỏ sản phẩm không đạt đủ qui cách về tiêu chuẩn. Với mỗi lần sai hỏng như vậy được vào sổ cụ thể tìm nguyên nhân khắc phục và coi đó thực sự là một bài học để rút kinh nghiệm.

-Về đội ngũ cán bộ kĩ thuật và công nhân lao động trực tiếp xí nghiệp đã thường xuyên có chương trình tuyển dụng thêm và triển khai các khóa đào tạo nâng cao tay nghề, cùng với một chế độ đãi ngộ hợp lý (nâng cao tinh thần trách nhiêm trong lao động bằng việc xây dựng mục tiêu phấn đấu chung cho cả xí nghiệp, các khẩu hiệu trong sản xuất, chế độ khen thưởng kỉ luật đối với những nhân viên đạt thành tích cao trong sản xuất và những nhân viên vô trách nhiêm trong công việc, có chế độ bảo hiểm, chế đọ bồi thường rủi ro, bệnh nghề nghiệp đầy đủ …).

Với một tinh thần như vậy đã giúp cho sản phẩm của xí nghiệp không những từng bước xác lập cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường mà còn dần từng bước thay thế được các sản phẩm nhập ngoại giá thành cao trước đây.Đây là một niềm tự hào của toàn thể xí nghiệp đồng thời cũng là niềm tự hào chung của các sản phẩm Việt Nam, những nét khởi sắc và niềm hi vọng trong tương lai hàng Việt Nam có thể là niềm tin cho sự lựa chọn của người Việt Nam

Bên cạnh những thành công đạt được vẫn còn những mặt chưa đạt và cần được xem xét nguyên nhân để khắc phục

-So với thị trường trong nước cũng như bản thân xí nghiệp trước đây thì công nghệ của xí nghiệp đã có sự chăm lo chú ý cải tiến liên tục tuy nhiên so với các đơn vị sản xuất sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế, công nghệ xí nghiệp chưa phải đã là hiện đại nhất mà vẫn còn một khoảng cách nhất định nên hàm lượng kĩ thuật trong sản phẩm chỉ ở mức khá so với đánh giá chung về chất lượng trên thị trường thế giới

-Xí nghiệp đã có một qui trình sản xuất chi tiết nhưng lại phục vụ vho một đường lối kinh doanh thụ động tức là chỉ cung ứng cho những đơn đặt hàng cụ thể, truyền thống nên qui trình sản xuất này cònmang tính đơn điệu do công tác cải tiến, thiết kê mới sản phẩm không được thực hiện. Đây cũng là hậu quả tất yếu của việc không chú trọng đến hoạt động nghiên cứu, đánh giá vàlựa chọn thị trường mục tiêu

-Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 là một hệ thống quản lý mới, Phức tạp đòi hỏi sự nỗ lực thường xuyên của đội ngũ cán bộ lãnh đạo và điều này cũng là một khó khăn vì cũng có thời điểm sự nỗ lực trùng xuống và có sự lỏng lẻo trong kỉ luật của xí nghiệp. Điều này là khó tránh khỏi tuy nhiên đội ngũ lãnh đạo cũng kịp thời chấn chỉnh, không để xảy ra hậu quả quá lớn .

Nguyên nhân bao trùm cho những thất bại trên là do xí nghiệp là một đơn vị sản xuất nhỏ mới có được sự khởi sắc trong chất lượng do mặt hàng cung ứng của xí nghiệp trong thực tế chung không phải là thế mạnh của Việt Nam. Mặt khác trong suốt thời kì bảo hộ đã gây sự trì trệ quá dài cho xí nghiệp mà ngành đường sắt cũng thường tiêu thụ những sản phẩm hỗ trợ của các nước XHCN anh em. Chỉ đến giai đoạn hiện nay mỗi quốc gia cũng như mỗi doanh nghiệp dần phải tự lực cánh sinh cho sự tồn tại nên vấn đề chất lượng mới trở thành một bài toán sông còn cho xí nghiệp

Một phần của tài liệu 563m (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w