Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ hoạt động sản xuất

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty in Khoa học kỹ thuật (Trang 65 - 72)

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty

2. Một số kiến nghị đối với Nhà nước

2.2. Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ hoạt động sản xuất

Ngoài những chính sách liên quan tác động trực tiếp tới chất lượng sản phẩm thì đi đôi với nó là những chính sách tạo tiền đề để khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh và là nhân tổ tác động gián tiếp vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Theo em Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa một số chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Tăng cường việc đầu tư vốn cho Công ty đặc biệt là việc đầu tư vốn theo chiều sâu, mở rộng sản xuất, tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm. Hiện nay vốn là vấn đề còn gặp rất nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp nước ta. Việc thiếu vốn ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm. Với thực trạng thiết bị máy móc của Công ty hiện nay còn nhiều thiếu sót, công nghệ tuy đã có cải tiến song còn lạc hậu. Do vậy Nhà nước cần đầu tư vốn để đổi mới máy móc thiết bị sản xuất là yêu cầu cơ bản. Đi đôi với việc đầu tư này phải có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn để không gây thất thoát, lãng phí. Đây là hoạt động rất quan trọng trong việc giao vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên để tránh những tiêu cực trong sản xuất, đồng thời khuyến khích họ làm việc. Hiện nay tuy Nhà nước mới có chính sách nâng lương cho người lao động. Tuy nhiên việc nâng lương này chỉ bù được lạm phát hoặc vẫn có thể chưa bù được lạm phát. Do vậy lương của công nhân viên trong các Công ty thuộc Nhà nước cũng như trong Công ty in Khoa học kỹ thuật là còn thấp. Nó gây tác động tới đời sống sức khỏe người lao động và tất yếu sẽ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác khi lương thấp thì người lao động phải tìm

thêm nguồn thu nhập để phục vụ cho bản thân và gia đình mình. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực trong sản xuất. Đôi khi thiệt hại là rất lớn. Sản phẩm đầu ra cũng bị ảnh hưởng do mức lương thấp này vì người lao động thấy mình nhận được mức lương thấp thì họ cũng làm vừa đủ với thu nhập đó, không có sự nhiệt tình, sáng tạo trong công việc. Do vậy vấn đề đặt ra là cần phải tăng lương để thúc đẩy người lao động làm việc chăm chỉ hơn, có trách nhiệm hơn…Đi đôi với việc tăng lương thì vấn đề thi hành kỷ luật cũng sẽ được thực hiện nghiêm túc hơn.

 Nhà nước cần có chính sách tăng cường đầu tư vào việc sản xuất nguyên vật liệu phục vụ cho ngành in. Với nhu cầu nguyên vật liệu đầu vào ngành in là rất lớn về số lượng, phong phú về chủng loại. Nhưng trên thị trường nước ta hiện nay lại chưa đáp ứng được nhiều. Với tài nguyên phong phú như rừng nhưng nước ta chỉ sản xuất và cung cấp được một lượng giấy với chất lượng còn chưa cao, còn khi sử dụng những loại giấy có chất lượng cao thì phải nhập từ nước ngoài. Những nguyên vật liệu khác cũng phần lớn được nhập từ nước ngoài. Với những lợi thế của nước ta về tài nguyên và nguồn nhân lực thì Nhà nước phải có những chính sách tận dụng những tài nguyên đó để sản xuất ra nguyên vật liệu đầu vào cho ngành in nhằm giảm chi phí sản xuất dẫn đến giảm giá thành, mặt khác lại có thể rút ngắn được khâu vận chuyển. Để làm được điều này theo em Nhà nước phải có những hoạt động cơ bản sau:

 Đầu tư để mua thiết bị sản xuất, công nghệ từ nước ngoài.

 Thuê chuyên gia giỏi để vận hành những thiết bị đó.

 Đào tạo cán bộ, kỹ sư trong lĩnh vực này. Theo em việc đào tạo phải thường xuyên đưa cán bộ ra nước ngoài học tập kinh nghiệm và nâng cao chuyên môn để áp dụng trong nước.

 Nhà nước là người đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc tạo môt trường kinh doanh lành mạnh. Qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay.

Trên đây là một vài kiến nghị của em đối với Nhà nước. Em mong rằng Nhà nước ta sẽ có những cải cách trong các chính sách nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Kết luận

Như vậy trong quá trình phát triển của nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp nói chung, Công ty in Khoa học kỹ thuật nói chung cần phải coi trọng chất lượng với phương trâm: “uy tín và chất lượng” để nâng cao vị thế của Công ty. Cung với những khó khăn do nước ta đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thì Công ty in Khoa học kỹ thuật đã có nhiều cố gắng, khắc phục những khó khăn để có giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng thu hút khách hàng. Vì vậy toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty đã nhận thức được rằng chất lượng sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu, là yếu tố quan trọng để tồn tại và phát triển trong tình hình hiện nay.

Qua quá trình thực tập tại Công ty, em đã tìm hiểu khái quát tình hình hoạt động sản xuất tại đó. Với nỗ lực của mình, em đã cố gắng để đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty mong rằng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé cho hoạt động thực tiễn của Công ty.

Để hoàn thành được bài báo cáo này em xin chân thành cám ơn sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của thầy Phan Kim Chiến cùng toàn thể các cô chú cán bộ, công nhân viên trong Công ty đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại đó.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. GS.TS.Nguyễn Đình Phan: Giáo trình quản lý chất lượng trong các tổ chức, NXB Lao động- Hà Nội 2000.

2. John S.Oakland: Quản lý chất lượng đồng bộ, NXB Thống kê 1994.

3. Khoa Khoa học quản lý: Giáo trình “Khoa học quản lý tập I,II”, NXB Khoa học và Kỹ thuật 2002.

4. Khoa Khoa học quản lý: Giáo trình “Chính sách kinh tế - xã hội”, NXB Khoa học và Kỹ thuật 2000.

5. GS. Hoàng Mạnh Tuấn: Đổi mới quản lý chất lượng trong thời kỳ mới, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1997.

6. Đặng Minh Trang: Quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp, NXB Thống kê, 1996.

7. PGS.PTS. Nguyễn Quốc Cừ: Giáo trình quản lý chất lượng sản phẩm, NXB Khoa học và Kỹ thuật – năm 1998

8. Xuất bản Việt Nam: Diễn đàn của ngành xuất bản – in và phát hành sách Việt Nam. Số 7,8,9 năm 2005; Số 1,2 năm 2006.

9. Trang web www.tcvn.gov.vn

10. Các tài liệu báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty in Khoa học kỹ thuật năm 2000- 2005.

LỜI CAM ĐOAN

Bằng tất cả trách nhiệm của mình, em cam đoan là chuyên đề này do em viết, không sao chép bất cứ luận văn, chuyên đề nào. Việc sử dụng luận văn, chuyên đề (đã ghi trong tài liệu tham khảo) chỉ mang tính chất tham khảo. Các số liệu thông tin phục vụ việc hoàn thiện chuyên đề được cung cấp bởi phòng Sản xuất - Kỹ thuật - Vật Tư tại Công ty in Khoa học Kỹ thuật truy cập từ Internet là số liệu thực.

Tôi xin chịu trách nhiệm trước mọi vi phạm liên quan tới chuyên đề này theo quy định của nhà Trường và của Khoa Khoa học Quản lý.

Hà Nội, ngày 27 /04/2006

Người viết chuyên đề:

LỜI CẢM ƠN

Chuyên đề được thực hiện dựa trên sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giảng viên khoa Khoa học Quản lý cùng sự quan tâm tạo điều kiện tốt nhất của Các cô chú phòng Sản xuất - Kỹ thuật - Vật tư Công ty In khoa học kỹ thuật và toàn thể các cán bộ công nhân viên trong công ty.

Xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phan Kim Chiến – Giảng viên hướng dẫn cùng các thầy cô giảng viên khoa Khoa học Quản lý đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này.

Xin chân thành cám ơn!

Hà Nội, ngày 27/04/2006 Người viết chuyên đề:

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty in Khoa học kỹ thuật (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w