Một số nét về chất lượng sản phẩm của Công ty

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty in Khoa học kỹ thuật (Trang 35 - 38)

II. Thực trang hoạt động sản xuất của Công ty

1. Một số nét về chất lượng sản phẩm của Công ty

Mỗi sản phẩm đều có những thuộc tính riêng đặc trưng. Các thuộc tính này phản ánh hệ thống chất lượng của sản phẩm. Để tiêu thụ được sản phẩm thì các doanh nghiệp phải xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu chất lượng mà được Nhà nước hoặc cơ quan quản lý chất lượng quy định. Để từ đó các doanh nghiệp dựa vào hệ thống các chỉ tiêu này mà thực hiện hoạt động sản xuất. Và cũng dựa vào hệ thống các chỉ tiêu này mà các cơ quan Nhà nước làm cơ sở để giám sát, kiểm tra tình hình chất lượng, đồng thời cũng là cơ sở để cán bộ quản lý Công ty đánh gia được chất lượng của

Công ty mình. Tùy từng lĩnh vực, giai đoạn phát triển mà hệ thống các chỉ tiêu là khác nhau.

Với tình hình đất nước ta chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường cạnh tranh thì Công ty in Khoa học kỹ thuật đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc cải tạo bộ máy cũng như việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Và để đáp ứng được nhu cầu của thị trường, ban lãnh đạo Công ty đã chỉ đạo tiến hành nâng cao chất lượng sản phẩm. Các bộ phận, phòng ban trong Công ty đã nghiên cứu các tiêu chuẩn về chất lượng của Nhà nước đề ra, của ngành, nhu cầu khách hàng để kịp thời hoàn thiện chất lượng sản phẩm của Công ty mình.

Hiện nay, trên thị trường các sản phẩm in: sách, báo, quảng cáo… ngày càng nhiều nhằm phục vụ nhu cầu nâng cao dân trí, truyền bá và tiếp cận thông tin… Với lượng cung ngày càng lớn như vậy thì khách hàng sẽ có cơ hội lựa chọn nhiều, do vậy những sản phẩm nào tốt sẽ được khách hàng chấp nhận. Để đạt được điều này thì những sản phẩm in ngoài việc có nội dung đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì về mặt hình thức phải đặt được những tiêu chuẩn chung. Đó là sản phẩm in phải hợp lệ về hình thức, màu sắc hài hòa có sức cuốn hút, nguyên vẹn về kết cấu, hoàn thiện về sản xuất, độ ổn định sản phẩm cao. Điều này được thể hiện từng chi tiết cụ thể trong sản phẩm như: giấy, mực, thứ tự sắp xếp, tỷ lệ sai hỏng….

Dựa vào những tiêu chuẩn trên của ngành in nói chung thì Công ty in Khoa học kỹ thuật đã đưa ra những tiêu chuẩn sản phẩm của Công ty mình như sau:

- Đối với nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm:

+ Giấy in: bắt mực, không bị rách, không bị nhòe, mịn Tùy từng sản phẩm in mà giấy in phải đúng màu sắc, chủng loại, kích cỡ;

+ Bản in: không bị xước, bóng, có tính đàn hồi; - Đối với bình bản:

+ Sắp chữ đúng theo yêu cầu của bản thảo; + Chữ không bị lộn, không bị chồng chéo; + Đảm bảo thứ tự trang in;

+ Đảm bảo màu sắc hài hoà; - Đối với giai đoạn in:

+ Chữ phải rõ ràng, không được đâm quá hoặc nhạt quá; + Mực in phải bám chặt, không đổi màu;

+ Màu sắc hài hoà, hợp lý;

+ Trang giấy phải lành lặn, không thiếu, không hỏng. - Đối với giai đoạn gia công:

+ Đóng đúng thứ tự trang in; + Ghim hoặc dán phải chặt;

+ Xén đúng khổ, không nham nhở; + Đóng không được lệch gáy;

- Tỷ lệ sai hỏng không vượt quá 2,5%.

Hiện nay với việc đầu tư vốn vào Công ty với việc mua các trang thiết bị hiện đại, nâng cao năng suất thì số lượng sản phẩm in đã tăng nhanh. Điều này đã giúp Công ty luôn hoàn thành đúng thời gian, bảo đảm số lượng, nâng cao chất lượng. Qua đó tạo dựng được uy tín đối với khách hàng.

Mặc dù cán bộ công nhân viên trong Công ty đã nỗ lực trong sản xuất, thực hiện kết hợp đồng bộ nhiều biện pháp để nâng cao sản lượng sản

xuất và chất lượng sản phẩm. Tuy vậy sản phẩm của Công ty không thể tránh khỏi những sai sót. Mục đích là phải làm sao để cố gắng cho tỷ lệ sản phẩm hỏng giảm một cách tối đa. Mà tỷ lệ sản phẩm hỏng là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng sản phẩm sản xuất của Công ty. Sau đây là bảng thống kê sản phẩm hỏng của Công ty trong những năm gần đây:

Bảng 5: Tỷ lệ sản phẩm hỏng của Công ty (2003 – 2005)

Năm Số lượng trang in hỏng

(triệu trang) Tỷ lệ % trang in hỏng

2003 1480.5 0,7

2004 1079.5 0,5

2005 1157.6 0,4

Dựa vào bảng trên ta thấy rằng: tỷ lệ sản phẩm hỏng của Công ty đã giảm qua các năm. Điều này chất lượng sản phẩm của Công ty đã tăng. Nguyên nhân của những sai hỏng này một phần do nguyên vật liệu chưa đảm bảo đúng chất lượng, chế độ bảo quản chưa tốt hoặc do máy móc hoạt động quá cũ, hết thời gian khấu hao nhưng vẫn được sử dụng. Một phần do công nhân sản xuất tay nghề còn thấp, ý thức tập trung vào công việc chưa cao, không tự giác trong công việc.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty in Khoa học kỹ thuật (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w