Các giải pháp hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng đến năm 2020 (Trang 61 - 65)

II. Một số giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở vùng ĐBSH 1 Giải pháp nâng cao thể lực cho nguồn lao động

4.Các giải pháp hỗ trợ khác

- Tăng cường hơn nữa quản lý của nhà nước về giáo dục đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan đào tạo về quy hoạch, hoạch định chính sách, tổ chức triển khai thực hiện mạng lưới các trường đào tạo trọng điểm, quán triệt các kế hoạch tài chính cho đào tạo.

- Thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, các đoàn thể xã hội từ trung ương đến địa phương, các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân về giá trị xã hội của nghề nghiệp, sự tôn trọng đối với người thầy, người thợ đặc biệt là người có trình độ tay nghề cao.

- Công tác hướng nghiệp cho thanh niên cần phải được nhà nước và xã hội quan tâm hơn nữa. Cần nhận thức rõ việc chọn nghề không chỉ là quan trọng đối với mỗi cá nhân, gia đình mà nó còn liên quan đến lợi ích toàn xã hội. Nếu thanh niên được định hướng nghề nghiệp tốt sẽ chọn được nghề nghiệp phù hợp với cá nhân mà đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Vì vậy, việc đưa bộ môn định hướng nghề nghiệp cho thanh niên vào trong chương trình giảng dạy của học sinh phổ thông là hết sức cần thiết.

- Phát huy các yếu tố văn hoá truyền thống góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của vùng. Người lao động Việt Nam nói chung và ĐBSH nói riêng vốn có truyền thống cần cù chăm chỉ, ham học hỏi, vì vậy cần phát huy những yếu tố này đồng thời khắc phục những hạn chế tâm lý tiểu nông, sản xuất nhỏ làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Đặc biệt, chú ý xây dựng tác phong công nghiệp cho người lao động trong thời kỳ mới. Có thể ban đầu phải sử dụng đến những biện pháp hành chính cưỡng chế.

KẾT LUẬN

Chất lượng lao động đánh giá trình độ phát triển kinh tế nói chung và trình độ sản xuất nói riêng của mỗi quốc gia. Đặc biệt, khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), dù muốn hay không, chúng ta cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt về mọi lĩnh vực sản xuất, dịch vụ. Trong đó, chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố đặc biệt quan trọng, là thành tố quyết định sự thành bại nếu muốn cạnh tranh với các thị trường khác trên thế giới.

Là một trong những vùng kinh tế phát triển của đất nước, đóng vai trò là động lực kinh tế cho cả miền Bắc, ĐBSH đã có những lợi thế rất lớn về điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế, văn hoá, xã hội. Đặc biệt, với lợi thế có thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế chính trị của cả nước, nơi tập trung nguồn nhân lực chất lượng cao vào bậc nhất cả nước. Trong phạm vi giới hạn chuyên đề đã tập trung nghiên cứu chất lượng nguồn nhân lực vùng ĐBSH và nhận thấy: Sau gần 10 năm phát triển, chất lượng nguồn nhân lực vùng ĐBSH đã không ngừng được nâng lên đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế, tăng NSLĐ, tăng khả năng cạnh tranh của vùng. Song sự phát triển của lực lượng này vẫn còn tồn tại mốt số bất cập như tình trạng thể lực kém, sự tụt hậu về cơ cấu lao động so với cơ cấu kinh tế thể hiện qua sự thiếu hụt lao động công nhân kỹ thuật, tàn dư của nền sản xuất tiểu thủ nông nghiệp còn khá đậm nét trong tác phong của môi người lao động.

Là một vùng đang phát triển ĐBSH còn phải đối mặt với nhiều hạn chế về cơ sở vật chất hạ tầng, sự lạc hậu trong giáo dục đào tạo, y tế, …so với thế giới. Những hạn chế này tất nhiên không thể giải quyết được trong một thời gian ngắn mà phải có một lộ trình thực hiện rõ ràng, cụ thể. Điều quan trọng phải thực hiện ngay lúc này là thay đổi tư duy, chính sách phát triển nguồn nhân lực theo hướng hiện đại bắt kịp với quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phát triển nguồn nhân lực: kinh nghiệm Thế giới và thực tiễn nước ta (NXB Chính trị Quốc gia – PTS Trần Văn Tùng và Lê Ái Lâm)

2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH đất nước (NXB: Chính trị Quốc gia 1999 – PTS Mai Quốc Chánh)

3. Thực trạng lao động việc làm ở Việt Nam – Nhà xuất bản thống kê năm 2000,2001,2002,2003,2004,2005

4. Một số vấn đề kinh tế - xã hội trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá vùng đồng bằng sông hồng (NXB Lý luận chính trị)

3. Tư liệu về vùng ĐBSH – NXB Giáo dục 4. Địa lý các tỉnh và thành phố Việt nam 5. Giáo trình Kinh tế phát triển

6. Tạp chí Lao Động Xã Hội 7. Tạp chí kinh tế và phát triển

8. Báo Sài Gòn giải phóng (6-9-2007)

9. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006

10. Niên giám thống kê các năm

10. Một số trang web: Tổng cục thống kê

Bộ lao động thương binh và xã hội Đảng cộng sản Việt Nam

MỤC LỤC

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng đến năm 2020 (Trang 61 - 65)