Những phẩm chất đạo đức – tinh thần, tác phong

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng đến năm 2020 (Trang 36 - 38)

I. Tổng quan về nguồn nhân lực ở vùng ĐBSH 1 Quy mô và tốc độ phát triển

3. Chất lượng nguồn nhân lực

3.4. Những phẩm chất đạo đức – tinh thần, tác phong

Về phẩm chất đạo đức: Với truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc ta đã hun đúc cho mỗi người lao động Việt Nam những phẩm chất quý báu mà không phải dân tộc nào cũng có được. Đó là sự cần cù, chăm chỉ, thông minh, sáng tạo, ý chí tự lực tự cường cao, luôn lạc quan và không ngại gian khổ.

Tuy nhiên, về kỷ luật lao động còn kém

Đại bộ phận người lao động Việt Nam nói chung và lao động ĐBSH nói riêng còn chưa được đào tạo về kỷ luật lao động công nghiệp. Phần lớn trông số họ là lao động có xuất thân là nông nghiệp hoặc nông thôn, còn mang nặng tác phong sản xuất của nền nông nghiệp tiểu nông, tuỳ tiện về giờ giấc và hành vi. Người lao động chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, không có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc. Điều này có thể thấy rất rõ qua hiện tượng các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (trong các KCN, KCX), phải mất hàng tháng chỉ để đào tạo tác phong cho công nhân mới được tuyển đến làm việc tại các nhà máy. Nhiều vụ việc mâu thuẫn chủ thợ tại các xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nguồn gốc ban đầu từ những vụ vi phạm kỷ luật lao động công nghiệp, từ ý thức kỷ luật lao động kém của bản thân người lao động.

Bảng 17: Số vụ tai nạn lao động vùng ĐBSH năm 2006,2007

2006 2007

Tổng số Trong đó số vụ chết

Tổng số Trong đó số vụ chết

người người Cả nước 5640 480 5951 505 ĐBSH 519 56 649 106 Hà Nội 152 16 183 16 Hải Phòng 277 10 89 23 Vĩnh Phúc 18 3 14 5 Hà Tây ... ... 33 9 Bắc Ninh 10 4 10 7 Hải Dương 15 5 19 6 Hưng Yên ... ... 111 1 Hà Nam 21 1 82 9 Nam Định ... ... 52 3 Thái Bình 16 12 13 10 Ninh Bình 10 5 43 17

Nguồn: Niên giám thống kê 2006,2007

Người lao động Việt Nam ý thức kỷ luật kém, một phần xuất phát từ chính Bộ luật Lao động. Hiện nay, Bộ luật Lao động quy định các biện pháp được phép áp dụng để xử lý một nhân viên vi phạm kỷ luật rất bất hợp lý và quá nhẹ (không có tính chất răn đe). Theo đó, khi một nhân viên vi phạm kỷ luật thì bắt buộc phải xử lý theo trình tự các cấp phạt: khiển trách miệng - kỷ luật cảnh cáo - chuyển làm công việc khác - cách chức (với nhân sự có chức vụ) - sa thải.

Tức là, tất cả các biện pháp xử lý kỷ luật nêu trên đều thuần tuý mang tính chất hành chính. Trong khi đó, quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động lại là một quan hệ kinh tế (mua bán sức lao động). Việc quy định bắt buộc sử dụng các biện pháp hành chính, cấm sử dụng biện pháp kinh tế trong một quan hệ kinh tế là rất khập khiễng và thiếu tác dụng.

Trong khi đó, tại hầu hết các quốc gia tiên tiến trên thế giới đã xác định rằng, quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động là quan hệ kinh tế nên mọi vi phạm hợp đồng giữa 2 bên đều chủ yếu sử dụng các biện pháp kinh tế. Theo đó, người đi làm muộn, hoặc vắng mặt ở nơi làm việc là đã vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại (gián tiếp và trực tiếp) cho tổ chức thì sẽ không bị khiển trách hay cảnh cáo bằng miệng, mà sẽ phạt tiền hoặc buộc người vi phạm phải bồi thường.

Xuất phát từ quan điểm rất hợp lý này mà tại các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... việc nhân viên đi làm muộn, vi phạm kỷ luật bị phạt tiền nặng là rất bình thường. Chính vì vi phạm kỷ luật lao động sẽ bị đánh thẳng vào túi tiền, sẽ bị mất tiền nên người lao động rất ngán ngại. Đây là điều cốt tử, giải thích vì sao người lao động tại các quốc gia khác lại sợ vi phạm kỷ luật lao động như vậy. Thậm chí, mức phạt tiền đôi khi còn lớn hơn nhiều so với thiệt hại gây ra cho tổ chức.

Một cầu thủ bỏ một buổi tập bóng đá hoàn toàn có thể bị phạt tới 1/2 tháng lương. Hiện nay Việt Nam đã hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu thì theo tôi, một số quy định của pháp luật cũng cần phải được điều chỉnh sao cho thống nhất với luật pháp quốc tế. Theo đó, các quy định của Bộ luật Lao động về các biện pháp xử lý kỷ luật lao động cần phải được thay đổi theo hướng cho phép phạt tiền đối với các hành vi vi phạm.

Chúng ta cho phép phạt tiền nặng đối với các hành vi phạm kỷ luật lao động tức là giúp người lao động hạn chế vi phạm. Khi kỷ luật lao động được thực hiện tốt thì đương nhiên tính chuyên nghiệp của người lao động cũng trở nên tốt, bản thân người lao động sẽ được thụ hưởng lợi ích đầu tiên. Bởi lẽ, một khi người lao động thực hiện kỷ luật lao động tốt sẽ được đánh giá là lao động chuyên nghiệp hơn, lương sẽ được trả cao hơn. Đây là một vấn đề hoàn toàn không nhỏ. Vì chất lượng nguồn nhân lực của cả quốc gia, thiết nghĩ Nhà nước nên mạnh dạn sửa đổi Bộ luật Lao động nhằm thúc đẩy người lao động nước ta có tinh thần tuân thủ kỷ luật tốt, có tác phong công nghiệp cao hơn.

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng đến năm 2020 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w