Yếu tố thị trường lao động

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng đến năm 2020 (Trang 47 - 50)

II. Đánh giá các nhân tố tác động đến chất lượng nguồn nhân lực ở vùng ĐBSH

4. Yếu tố thị trường lao động

Hiện nay, do những hạn chế của hệ thống thông tin về thị trường lao động, chúng ta chưa có được các con số chính thức về nhu cầu lao động trên thị trường, cả ở tầm quốc gia cũng như ở riêng vùng ĐBSH. Tuy nhiên, qua các quan sát thực tế có thể thấy rằng với quy mô khoảng trên 300 nghìn người mới gia nhập lực lượng lao động hàng năm, số lượng việc làm được tạo ra trong các ngành công nghiệp, dịch vụ của vùng ĐBSH không thể đủ để thu hút hết số lao động đang tìm việc làm hoặc muốn thay đổi chỗ làm việc, đặc biệt là cho số lao động từ các vùng nông thôn.

Bảng 23:Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2008 phân theo vùng (%)

Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thiếu việc làm Chung Thành thị Nông thôn Chung Thành thị Nông thôn CẢ NƯỚC 2,38 4,65 1,53 5,10 2,34 6,10 Đồng bằng sông Hồng 2,29 5,35 1,29 6,85 2,13 8,23

Trung du và miền núi phía

Bắc 1,13 4,17 0,61 2,55 2,47 2,56

Bắc Trung Bộ và duyên hải

miền Trung 2,24 4,77 1,53 5,71 3,38 6,34

Tây Nguyên 1,42 2,51 1,00 5,12 3,72 5,65

Đông Nam Bộ

3,74 4,89 2,05 2,13 1,03 3,69 Đồng bằng sông Cửu Long 2,71 4,12 2,35 6,39 3,59 7,11

Nguồn: Tổng cục thống kê 2008

Qua bảng số liệu trên có thể thấy tỷ lệ thất nghiệp của vùng ĐBSH còn khá cao (2,29%) đứng thứ 3 cả nước trong đó tỷ lệ thất nghiệp thành thị của vùng là cao nhất nước.Đăc biệt là tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn lên tới 8,23% cao hơn mức trung bình cả nước và đứng đầu cả nước.

Trong khi đó, nhiều công nghệ mới hiện đang được áp dụng tại các cơ sở công nghiệp, dịch vụ lại là các công nghệ không cần nhiều lao động. Thêm vào đó, xét từ khía cạnh cơ cấu, sự mất cân bằng cung – cầu thể hiện ở chỗ đại bộ phận lao động của vùng (52,4% năm 2006) hiện đang sống và làm việc tại khu vực nông nghiệp và nông thôn và một bộ phận lớn ở thành thị vẫn là lao động giản đơn, chưa được đào tạo về kỹ năng và tay nghề. Trong khi đó, thị trường lao động hiện nay chủ yếu đòi hỏi lao động được đào tạo hoặc có tay nghề để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy, thị trường lao động vùng ĐBSH hiện vẫn chưa giải quyết được nghịch lý là mặc dù nguồn cung lao động lớn, các cơ sở sản xuất kinh doanh vẫn đang phải đổi mặt với nạn thiếu lao động có trình độ chuyên môn hoặc tay nghề phù hợp.

Giao dịch trên thị trường lao động:

Trong những năm qua, các hoạt động giao dịch lao động trên thị trường lao động trong vùng tương đối sôi nổi, với các hình thức giao dịch rất đa dạng: từ giao dịch qua các kênh cá nhân như quan hệ gia đình, bạn bè tin cậy, đến các hình thức chính quy như bổ nhiệm trực tiếp, thi tuyển, thông báo tuyển dụng qua các phương

tiện thông tin đại chúng, tìm người, tìm việc làm qua các trung tâm, cơ sở giới thiệu việc làm, các hội chợ lao động, hoặc các trường lớp đào tạo nghề…

Các trung tâm giới thiệu việc làm đang chiếm giữ vai trò ngày càng quan trọng trong việc tổ chức thực hiện các giao dịch thị trường lao động. Tại trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội thuộc sở LĐ – TB và XH Hà Nội trong phiên giao dịch kỳ 1/2010 với 91 doanh nghiệp tham gia và đã có 1.503 lao động được phóng vấn. Trong đó, đã có 528 lao động được tuyển dụng gồm 227 người có trình độ đại học, 120 người trình độ cao đẳng, 138 người có trình độ trung cấp và chuyên nghiệp kỹ thuật,12 người có trình độ sơ cấp nghề, còn lại là lao động phổ thông chưa qua đào tạo.

Các hội chợ việc làm là hình thức tổ chức thị trường lao động được các cơ quan và tổ chức hữu quan đặc biệt chú ý trong những năm gần đây. Đến nay trên hầu hết các tỉnh, thành thuộc ĐBSH đều đã tổ chức khá thành công các hội chợ , với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu về lao động và đông đảo người lao động có nhu cầu tìm việc làm hoặc học nghề. Theo thống kê của Bộ LĐ-TB-XH, bình quân mỗi hội chợ việc làm có khoảng 72 đơn vị, 39 000 lượt nguời tham gia, 15 000 lượt người đăng ký tìm việc làm, 2000 lao động được tuyển dụng và khoảng 3000 người đăng ký học nghề. Mặc dù là hình thức tổ chức thị trường lao động mới xuất hiện ở Việt Nam nhưng hội chợ việc làm đã được các bên có liên quan đến thị trường lao động đặc biệt đánh giá cao, coi đó là một các tổ chức giao dịch lao động tốt, cần được khai thác và phát huy trong những năm tới.

Tuy nhiên, số lượng các giao dịch lao động được thực hiện trên thị trường, nhất là giao dịch qua các kênh chính quy như các trung tâm giới thiêu việc làm, các hội chợ lao động, …, hiện còn quá thấp so với nhu cầu về giao dịch lao động trong vùng. Chất lượng thưc hiện các giao dịch còn nhiều hạn chế, chi phí còn cao, còn nhiều khâu chưa được hợp lý hoá, gây phiền hà cho các bên giao dịch. Một trong những nguyên nhân là do chất lượng dịch vụ của các trung tâm giới thiêu việc làm hoặc hội chợ việc làm còn thấp, trình độ cán bộ kém, thiếu các trang thiết bị cần thiết, thiếu thông tin đầy đủ và đáng tin cậy cả từ phía cung lẫn phía cầu của thị trường.

Thêm nữa, hầu hết các trung tâm giới thiệu việc làm, hội chợ việc làm đều được tổ chức tập trung ở các trung tâm đô thị lớn (Hà Nội, Hải Phòng) trong khi đó, tại các vùng ngoại thành và nông thôn là những nơi có nhiều người thất nghiệp hoặc

thiếu việc làm, lại không có các dịch vụ này. Điều này đã hạn chế khả năng tiếp cận của người lao động nông thôn đến các dịch vụ giới thiệu việc làm hoặc các cơ hội đào tạo. Vì vậy, cho đến nay hình thức này vẫn chưa có những đóng góp như mong muốn vào việc thúc đẩy hoạt động của thị trường lao động, nhất là trong việc giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn.

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng đến năm 2020 (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w