I. Tổng quan về nguồn nhân lực ở vùng ĐBSH 1 Quy mô và tốc độ phát triển
2.2. Cơ cấu theo ngành kinh tế
Cùng với quá trình đổi mới phát triển kinh tế đã diễn ra quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng ĐBSH theo hướng ngày càng tích cực, tỷ trọng khu vực I (nông, lâm, ngư nghiệp) giảm dần và tăng dần tỷ trọng khu vực II (công nghiệp, xây dựng), khu vực III (dịch vụ). Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành này đã đòi hỏi phải đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng và phát triển CNH – HĐH và giải quyết việc làm cho người lao động vùng ĐBSH.
Bảng 6: Lao động đang làm việc trong nền kinh tế theo ngành vùng ĐBSH qua các năm
Chỉ tiêu 2000 2004 2006 2008 Tăng bq/năm 2000 – 2008 (%) 1. Tổng số (1000 nghìn) 8743,4 8942,2 10594, 1 10883,4 3,05 Nông, lâm, ngư nghiệp 5548,2 5186,2 5553,3 5566 0,04 Công nghiệp, xây dựng 1235,0 1675 2434,6 2618,2 14
Dịch vụ 1960,2 2081 2606,1 2699,2 4,7
2. Tỷ trọng (%) 100,0 100,0 100,0 100,0Nông, lâm, ngư nghiệp 73,04 58 52,4 51,1 Nông, lâm, ngư nghiệp 73,04 58 52,4 51,1 Công nghiệp, xây dựng 9,9 18,7 23 24,1
Dịch vụ 17,04 23,3 24,6 24,8
Biểu 1: Cơ cấu lao động chia theo nhóm ngành kinh tế vùng ĐBSH
Đơn vị (%)
Năm 2000 Năm 2008
Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy, số lao động làm việc trong các ngành kinh tế ngày càng tăng, khoảng 3,05% mỗi năm. Nhưng, tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp đang có chiều hướng giảm đi rõ rệt, từ 73,04% vào năm 2000 đến năm 2008 tỷ lệ này chỉ còn 51,1%. Trong khi đó, khu vực công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng lao động khá nhanh trung bình 14% mỗi năm, khu vực dịch vụ có tăng nhưng tốc độ còn chậm hơn khu vực công nghiệp. Như vậy, là tương quan lực lượng lao động của vùng đang tiến tới một cơ cấu hiện đại theo hướng CNH – HĐH.
Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy tỷ trọng lao động ở khu vực I vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số lao động, năm 2008 lao động trong khu vực này vẫn chiếm đến hơn 50% tổng lao đông. Điều này cũng dễ hiểu bởi căn bản nước ta vẫn là một nước nông nghiệp, số dân nông thôn chiếm tỷ lệ khá cao, ĐBSH lại là cái nôi của văn minh nông nghiệp.
Trong vùng, Hà Nội, Hải Phòng được coi là hai vùng có cơ cấu lao động tốt nhất với 48,7% lao động trong khu vực dịch vụ (Hà nội), 38% (Hải Phòng) do đây là hai trung tâm kinh tế lớn nhất thuộc vùng kinh tế trọng điểm Băc Bộ. Trong khi đó, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình tỷ lệ lao động nông nghiệp còn cao trên 70% bởi những tỉnh này vẫn hoạt động nông nghiệp là chủ yếu.