Giải pháp nâng cao ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp cho người lao động

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng đến năm 2020 (Trang 61)

II. Một số giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở vùng ĐBSH 1 Giải pháp nâng cao thể lực cho nguồn lao động

3. Giải pháp nâng cao ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp cho người lao động

hoạch định kế hoạch, chính sách giảng dạy đào tạo lại hoàn toàn không có sự tham gia của doanh nghiệp. Điều này đã làm hạn chế chất lượng nguồn nhân lực không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, trong các chính sách, bộ luật hiện nay cần quy định rõ về vai trò, nghĩa vụ và quyền tham gia vào công tác đào tạo nghề.

Hỗ trợ xây dựng các cơ sở đào tạo nghề ngay trong các doanh nghiệp theo quy hoạch phát triển mạng lưới nghề cấp quốc gia. Các tỉnh trong vùng cần hỗ trợ các doanh nghiệp để hình thành các cơ sở đào tạo nghề đó như: cho thuê đất dài hạn, miễn giảm thuế đất, thuế nhập khẩu thiết bị…

Ngoài ra, trong quá trình đào tạo cũng cần lưu ý đến các đối tượng đào tạo như chủ doanh nghiệp, công chức nhà nước, các cán bộ chuyên môn khoa học kỹ thuật, đây là nguồn lực chủ lực có chất lượng cao trong quá trình hội nhập phát triển.

3. Giải pháp nâng cao ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp cho người lao động động

Do thiếu ý thức và tập quán về kỷ luật lao động nên người lao động Việt Nam thông minh, sáng tạo, cần cù nhưng rất tùy tiện, vô kỷ luật. Không ít trường hợp người lao động nghỉ việc không có lý do, chây ì, làm dối, làm ẩu. Ý thức trách nhiệm, tinh thần tương trợ trong lao động còn nhiều hạn chế. Với một nước chủ yếu còn là lao động nông nghiệp, tập quán, tác phong công nghiệp mới đang hình thành, những vấn đề như thực hiện giờ giấc lao động, giữ vệ sinh công nghiệp, sinh hoạt điều độ, không tiết kiệm quá mức để bảo đảm sức khỏe… còn là một quá trình rèn luyện lâu dài. Chính ở khâu này, công đoàn có vai trò rất quan trọng. Một mặt, công đoàn đại diện cho quyền lợi hợp pháp của người lao động, mặt khác công đoàn đóng vai trò chủ yếu trong việc giáo dục, tổ chức cho người lao động hiểu biết về pháp luật, nâng cao ý thức kỷ luật, tôn trọng quyền lợi của cả xã hội. Chất lượng lao động được nâng cao không chỉ có lợi cho giới chủ, cho xã hội mà trước hết cho chính người lao động vì chỉ có nâng cao chất lượng lao động mới có thể tăng năng suất lao động, cơ sở của việc tăng tiền công và các chế độ làm việc, chế độ phúc lợi. Quá trình hội nhập đòi hỏi trình độ và kỷ luật lao động của người Việt Nam phải ngang với ít nhất là trình độ và kỷ luật của lao động các nước đang phát triển. Có trình độ và ý thức, tập quán lao động tốt, lao động Việt Nam cùng những thế mạnh của mình chắc chắn sẽ có lợi thế trên thị trường.

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng đến năm 2020 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w