II. Đánh giá các nhân tố tác động đến chất lượng nguồn nhân lực ở vùng ĐBSH
3. Chủ trương và chính sách của Đảng
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, yếu tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia chính là nguồn nhân lực. Nhận thức rõ tầm quan trọng và vai trò của phát triển nguồn nhân lực, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, biện pháp nhằm đa dạng, mở rộng quy mô giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thanh niên.
Các quan điểm, tư tưởng của Đảng và Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực là rất rõ ràng, nhất quán từ đại hội Đảng VI đến đại hội Đảng IX. Đảng luôn chủ trương đầu tư cho vốn nhân lực là đầu tư cho phát triển, đăc biệt coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Các tư tưởng này cũng đã từng bước được thể chế hoá và cụ thể hoá trong các chính sách, các bộ luật của nhà nước như: Bộ luật Lao Động, Luật Giáo dục, Luật Dậy nghề, các chiến lược về dân số, việc làm, chăm sóc sức khoẻ, xoá đói giảm nghèo….
Kết quả phát triển nguồn nhân lực thời gian qua của cả nước nói chung và ĐBSH nói riêng đã phần nào khẳng định tính đúng đắn của các chủ trương, chính sách của Đảng ta. Tuy nhiên, với yêu cầu của tiến trình CNH – HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì các chính sách hiện hành vẫn còn tồn tại một số bất cập:
- Các chính sách về thu nhập, tiền lương, tiền thưởng, học bổng và đãi ngộ vẫn còn lạc hậu chưa đủ mạnh làm động lực khuyến khích người dậy và người học. Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều điều chỉnh nhưng chính sách tiền lương ở nứơc ta vẫn đang trong quá trình cải cách. Chính sách tiền lương tối thiểu bị rang buộc khá nhiều bởi hệ thống an sinh xã hội. Trong khi ở các nước phát triển lương tối thiểu được điều chỉnh theo mức độ lạm phát, và giá cả sinh hoạt thì ở Việt Nam lương tối thiểu còn là cơ sở để điều chỉnh lương hưu, bảo hiểm xã hội và trợ cấp thôi việc. Chính vì vậy, chúng ta không thể điều chỉnh mức lương này định kỳ hang năm phù hợp với biến động của thị trường. Đồng thời, chính sách học bổng học phí đối vơí học sinh, nhất là học sinh nông thôn, phần đông lại thuộc gia đình nghèo chưa phù hợp.
- Chính sách hiện hành chưa tạo động lực gắn kết giữa đào tạo, sử dụng và giải quyết việc làm. Hiện nay, vẫn chưa có chính sách khuyến khích mạnh mẽ, gắn trách nhiệm và quyền lợi của người đào tạo và người sử dụng lao động một cách chặt chẽ. Đồng thời, các chính sách hiện nay cũng chưa thực sự tạo điều kiện chủ động trong việc điều hành nội dung, phương pháp giảng dạy cho các cơ sở đào tạo vì vậy việc đào tạo vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của thị trường. Mặt khác,
- Thiếu hệ thống thông tin về thị trường lao động: Thiếu những dự báo vĩ mô, dẫn đến tình trạng nhân lực do các trường đào tạo không phù hợp vơí nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng vừa thừa mà lại thiếu.