Định hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở vùng ĐBSH đến năm

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng đến năm 2020 (Trang 54 - 56)

NGUỒN NHÂN LỰC Ở VÙNG ĐBSH TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020

I. Định hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở vùng ĐBSH đến năm 2020 2020

1. Quan điểm của Đảng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Sau hơn một năm gia nhập tổ chức TMTG, với những thành tựu ban đầu đạt được, Việt nam đã chứng tỏ được khả năng của mình trong việc tận dụng các thời cơ để phát triển một cách năng động. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đó, chúng ta cũng đang phải tiếp tục vượt qua nhiều thách thức gay gắt mà trong đó có việc xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ CNH – HĐH. Sớm nhận thức được điều này, trong các văn kiện đại hội Đảng IX và X đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng đối với phát triển nguồn nhân lực:

Một là, nhận thức rõ tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nước nhà trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế. Trong quá trình hội nhập và bước và sân chơi toàn cầu, so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới chúng ta không có lợi thế nào đáng kể, trừ những lợi thế về tài nguyên con người. Do đó, để quá trình đổi mới, thực hiện CNH – HĐH và hội nhập kinh tế thế giới, “sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” thì nhân tố quyết định cho sự thành công đó chính là phải bắt đầu từ việc xây dựng, phát triển và phát huy nguôn lực con người. Các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương phải quán triệt quan điểm: phát huy tiềm năng trí tuệ người Việt Nam, xây dựng nguồn nhân lực Việt Nam ngày càng nâng cao về chất lượng và coi đó là “chìa khoá” quan trọng để đi đến thành công.

Hai là, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, trước hết là trong lĩnh vực kinh tế theo hướng CNH – HĐH, đồng thời tích cực chủ động hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới. Đây là điều kiện tiên quyết có ý nghĩa đến việc tạo động lực quan trọng để thúc đẩy quá trình xây dựng phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay. Tiếp tục đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện đa dạng hoá các thành phần kinh tế nhằm tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động; điều chỉnh chính sách đối với việc thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài theo hướng trước hết ưu tiên vào một số ngành nghề có khả

năng đào tạo và sử dụng lực lượng lao động chất lượng cao, những ngành nghề có khả năng hợp tác và trao đổi lao động quốc tế …

Ba là, xây dựng và triển khai chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam từ nay đến năm 2020 hướng vào việc xây dựng đội ngũ lao động có phẩm chất và năng lực cao với cơ cấu hợp lý về trình độ, ngành nghề và theo lãnh thổ. Nội dung và cách thức triển khai chiến lược phải đảm bảo tính toàn diện phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Trong đó, cần đề ra và thực hiện các mục tiêu theo lộ trình cụ thể như “đến năm 2020 có nguồn nhân lực với cơ cấu đồng bộ và chất lượng cao; tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp còn dưới 50% lực lượng lao động xã hội; đến 2020 đảm bảo 75 – 80% số lao động được đào tạo phục vụ cho tất cả các ngành kinh tế.

Bốn là, cải cách mạnh mẽ hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hiện đại, góp phần đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực của đất nước có chất lượng ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước theo hướng CNH –HĐH. Việc chuẩn bị đủ lực lượng lao động có chất lượng tốt hiện nay gắn liền với quyết tâm cao và bước đi đúng đắn của công cuộc cải cách hệ thống giáo dục, trong đó có hệ thống giáo dục đại học. Vấn đề này cũng phụ thuộc vào quyết tâm thay đổi nội dung, chương trình đào tạo, cơ chế quản lý giữa Bộ GD – ĐT và các trường đại học, cơ chế tuyển chọn đội ngũ quản lý, giảng viên …

2. Quan điểm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của vùng ĐBSH

Quán triệt quan điểm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả nước theo tư tưởng của Đảng và để thực hiện thành công Nghị quyết 54/NQ – TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSH năm 2010 và định hướng đến năm 2020: “Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế so sánh nguồn nhân lực, trí tuệ của đội ngũ trí thức, doanh nhân; phát huy tinh thần cần cù, sáng tạo, tiết kiệm của nhân dân để thúc đẩy ĐBSH phát triển nhanh, bền vững, đạt trình độ cao, đi đầu trong CNH - HĐH đất nước tiếp tục khẳng định rõ vai trò của Vùng kinh tế động lực, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của cả nước, thúc đẩy hỗ trợ các vùng khác, nhất là những vùng khó khăn cùng phát triển”, hệ thống quan điểm cơ bản về phát triển nguồn nhân lực cho vùng ĐBSH được xác định như sau:

Một là, quán triệt nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của vùng ĐBSH cho toàn

Hai là,

Ba là, đảm có được đội ngũ giáo viên phổ thông, giảng viên đại học có chất lượng nhiều mặt ngang với chuẩn khu vực. Kiên quyết quy hoạch lại và tổ chức thực hiện tốt việc sắp xếp lại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Bốn là, xây dựng đội ngũ cán bộ hoạch định chính sách có trình độ cao, đội ngũ những lập trình viên, chế tạo rôbốt, chế tạo thiết bị tự động hoá, những người nghiên cứu sang chế công nghệ đặc biệt trong môt số lĩnh vực then chốt.

Năm là, đi đầu trong cả nước trong việc khắc phục cơ cấu đào tạo bất hợp lý hiện nay theo hướng tăng đào tạo đội ngũ doanh nhân giỏi có trình độ cao, kỹ sư thực hành và công nhân kỹ thuật để hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.

Sáu là, đồng thời với việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong vùng cũng phải gắn với chính sách sử dụng lao động, gắn với nhu cầu thị trường cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng.

Bẩy là, phát huy cao độ các giá trị văn hoá truyền thống vị mục đích phát triển. Giảm thiểu các tai nạn xã hội. Hạn chế và triệt tiêu các tệ nạn như cờ bạc, nghiện hút…

3. Phương hướng, mục tiêu

Đến năm 2020, hoàn thành cơ bản việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: - Nâng cao thể lực và tầm vóc cho người lao động . Phấn đấu tăng chiều cao trung

bình của thanh niên vùng lên 1,7m vào năm 2020

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 55% vào năm 2010 và trên 80% vào năm 2020. Giảm tỷ lệ lao động không có việc làm xuống 6,5% vào năm 2010 và tiếp tục kiểm soát ở mức 4%.

- Từ nay đến 2020, phấn đấu mỗi năm đào tạo được hàng nghìn doanh gia giỏi và khoảng hơn 40 vạn lao động kỹ thuật lành nghề cho các ngành kinh tế quốc dân. - Tạo bứt phá về NSLĐ, tiến tới ngang bằng và cao hơn NSLĐ của vùng ĐNB.

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng đến năm 2020 (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w