2.1 Đặc điểm
- Các dự án bất động sản thường có nhu cầu vốn lớn, nhu cầu nhân công và vật tư nhiều.
- Các dự án bất động sản chủ yếu liên quan đến hoạt động đầu tư phát triển chính vì thế nên thường thực hiện trong thời gian dài, gây không ít khó khăn cho chủ đầu tư.
- Mức độ rủi ro của các dự án bất động sản thường cao hơn rất nhiều so với các dự án thông thường khác. Thứ nhất là vốn lớn, quy mô lớn, cơ cấu quản lý cũng phức tạp, quá trình thực hiện thường liên quan đến yếu tố kỹ thuật khá nhiều. Nếu khía cạnh kỹ thuật không được đảm bảo thì dự án sau khi đem vào vận hàng không đem lại hiệu quả cao thì khả năng thu hồi vốn khó.
- Đòi hỏi chất lượng dự án tốt, đảm bảo thực hiện đúng quy trình, yêu cầu kỹ thuật, có kiến trúc hài hoà với môi trường xung quanh, nhân lực tham gia quản lý dự án trình độ năng lực cao.
- Các dự án BĐS thường gắn liền với đất đai và phụ thuộc vào vị trí địa lý. Các dự án BĐS cũng không nằm ngoài những đặc điểm tất yếu của BĐS như: có vị trí cố định không thể di dời; có tính chất lâu bền; mang tính chất cá biệt và khan hiếm; chịu sự chi phối mạnh mẽ của pháp luật và chính sách của Nhà Nước; mang nặng yếu tố
tập quán, thị hiếu và tâm lý xã hội; có tính thích ứng; chịu sự ảnh hưởng lẫn nhau; phụ thuộc vào năng lực quản lý.
- BĐS là tài sản lớn của mõi quốc gia, là hàng hóa đặc biệt, các giao dịch BĐS hay các dự án BĐS đều tác động mạnh mẽ đến các họat động kinh tế - xã hội. Do đó, các vấn đề về liên quan đến dự án BĐS hay BĐS đều chịu sự chi phối chặt chẽ của hệ thống các văn bản pháp luật riêng, đặc biệt là các quy phạm pháp luật về đất đai và nhà ở. Đặc điểm này đặc biệt đúng ở nước ta do thị trường đất đai cấp I (thị trường sơ cấp – giao đất và cho thuê đất) kà chịu tác động nhất bởi các quyết định của Nhà Nước. Chính phủ các nước trên thế giới đều quan tâm BĐS và thị trường BĐS, luôn điều chỉnh chính sách về BĐS và thị trường BĐS nhằm huy động các nguồn lực về BĐS phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hôi.
- BĐS là tài sản đầu tư trên đất bao gồm cả giá trị đất đai sau khi đã được đầu tư. Mà tạo lập BĐS thường sử dụng một lượng vốn lớn với thời gian hình thành BĐS cũng như thu hồi vốn dài. Khi BĐS tham gia lưu thông trên thị trường BĐS, các giá trị cũng như các quyền về BĐS được đem ra trao đổi, mua bán, kinh doanh,….giải quyết vấn đề lưu thông tiền tệ, thu hồi vốn đầu tư và mang lại lợi nhuận cho các bên giao dịch.
2.2 Vai trò
Các dự án BĐS là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của một quốc gia
Thứ nhất, góp phần thúc đẩy sản xuất, tạo điều kiện cho việc bố trí sắp xếp, phân bổ sản xuất kinh doanh theo quy hoạch và theo định hướng phát triển kinh tế của mỗi địa phương và mỗi quốc gia.
Thứ hai, các dự án BĐS tăng góp phần tăng đầu tư tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân, và sự tăng lên này cũng đòi hỏi một lượng nguồn vốn đảm bảo.
Thứ ba, phát triển các dự án BĐS cũng là cách để tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà Nước khi mà có các giao dịch mua đi bán lại giữa các dự án.
Thứ tư, góp phần mở rộng thị trường khác như thị trường lao động, thị trường vật liệu xây dựng…
Thứ năm, các dự án BĐS ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội, khi giá cả thị trường các dự án lên xuống thất thường thì có thể dẫn đến hiện tượng những người có tiền làm lũng đoạn thị trường và sẽ tác động đến mọi hoạt động xã hội, xáo trộn tư tưởng, vì đất đai gắn liền với hoạt động sản xuất và đời sống con người.
Thứ sáu, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân.
Thứ bảy, góp phần thúc đẩy đổi mới chính sách đất đai, đổi mới quản lý đất đai, quản lý bất động sản của Nhà Nước.