Phương hướng về hoạt động đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà cho người thu

Một phần của tài liệu Phương hướng và kiến nghị nhằm hoàn thiện Công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà cho người thu nhập thấp (Trang 63 - 72)

tới

Trên cả nước

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020. Một trong những mục tiêu đề ra là thúc đẩy phát triển quỹ nhà ở dành cho người thu nhập thấp. Quyết định này nêu rõ: người có thu nhập thấp bao gồm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các khu công nghiệp, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, và các đối tượng chính sách khác được mua hoặc thuê phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đối tượng. Đồng bào dân tộc thiểu số, các hộ gia đình sinh sống tại các khu vực thường xuyên bị thiên tai là đối tượng được hỗ trợ cải thiện nhà ở.

Cụ thể, về phát triển nhà ở đô thị theo dự án phù hợp quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo có hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ nhằm góp phần nâng cao chất lượng chỗ ở và phát triển đô thị bền vững. Quyết định cũng nêu, phát triển đa dạng các loại nhà ở có diện tích, mức độ tiện nghi khác nhau để bán và cho thuê nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và điều kiện thu nhập của các tầng lớp dân cư; khuyến khích phát triển nhà chung cư phù hợp với điều kiện cụ thể của từng loại đô thị để góp phần tăng quỹ nhà ở, tiết kiệm đất đai, tạo nếp sống văn minh đô thị; hạn chế, tiến tới chấm dứt việc giao đất lẻ cho các hộ gia đình, cá nhân tự xây nhà ở.

Đối với việc xây dựng, cải tạo nhà ở riêng lẻ tại các khu vực đô thị, chính quyền các cấp phải quản lý chặt chẽ theo đúng quy định về quy hoạch, kiến trúc,

tiêu chuẩn, cảnh quan, môi trường và các quy định khác của pháp luật. Nhà nước thực hiện chính sách đầu tư xây dựng quỹ nhà ở để bán, trả dần, cho thuê- mua và cho thuê đối với các đối tượng thuộc diện chính sách có khó khăn trong việc cải thiện chỗ ở (gọi chung là quỹ nhà ở xã hội). Các thành phần kinh tế được khuyến khích tham gia đầu tư phát triển nhà ở theo quy định của pháp luật.

Phấn đấu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân đầu người khoảng 15m2

sàn vào năm 2010 và 20m2 sàn vào năm 2020, chất lượng nhà ở đô thị đạt tiêu chuẩn quốc gia.

Về phát triển nhà ở nông thôn tập trung ưu tiên và nâng cao chất lượng chỗ ở của các hộ dân cư nông thôn (sửa chữa, cải tạo và nâng cấp chỗ ở hiện có). Phát triển nhà ở nông thôn gắn với việc phát triển và nâng cấp hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đảm bảo phù hợp với điều kiện sản xuất, đặc điểm tự nhiên và tập quán sinh hoạt của từng dịa phương; sử dụng có hiệu quả quỹ đất ở sẵn có để tiết kiệm đất đai.

Theo Nghị quyết này, công tác quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được nhấn mạnh cần phải chú trọng để làm cơ sở cho việc thực hiện xây dựng nhà ở và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội theo quy hoạch; khuyến khích phát triển nhà tầng, phát triển nhà ở theo dự án đối với những khu vực đã có quy hoạch được duyệt. Đồng thời, phát huy khả năng của từng hộ gia đình, các nhân kết hợp với sự giúp đỡ, hỗ trợ của cả cộng đồng, dòng họ và các thành phần kinh tế để thực hiện mục tiêu cải thiện chỗ ở tại khu vực nông thôn.

Chính sách về chỗ ở cho đồng bào dân tộc thiểu số, các hộ gia đình nghèo tại các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, khu vực thường xuyên bị thiên tai sẽ tiếp tục được thực hiện thông qua việc hỗ trợ kinh phí làm nhà, cho vay vốn ưu đãi, trợ giúp về kỹ thuật, vật liệu xây dựng. Quyết định cũng nêu rõ, vào năm 2005 hoàn thành chương trình vượt lũ, xây dựng nhà ở tại các cụm tuyến dân cư vùng thường xuyên ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long ; phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành chương trình hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và các hộ thuộc diện chính sách tại các vùng Trung du

miền núi phía Bắc, duyên hải Bắc, Nam Trung Bộ, khu vực tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.

Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành việc xoá bỏ nhà ở tạm (tranh, tre, nứa, lá) tại khu vực nông thôn, bình quân đầu người đạt khoảng 14m2 sàn vào năm 2010 và 18m2 sàn vào năm 2020.

Nhà nước hỗ trợ, dân tự làm, cộng đồng tại chỗ giúp đỡ

Quyết định cũng nêu ra một số giải pháp chung và những giải pháp cho từng nhóm đối tượng cụ thể. Theo đó, đối tượng các hộ gia đình thuộc diện chính sách tại khu vực đô thị sẽ được tạo điều kiện cải thiện nhà ở sẽ được Nhà nước thực hiện chính sách đầu tư vốn ngân sách thông qua việc khai thác quỹ đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất để tạo vốn phục vụ nhu cầu quỹ nhà ở tái định cư, quỹ nhà ở xã hội. Đồng thời, ban hành cơ chế chính sách cụ thể nhằm phát triển và quản lý có hiệu quả quỹ nhà ở xã hội. Xúc tiến thành lập quỹ phát triển nhà ở để đáp ứng nhu cầu nhà ở phục vụ tái định cư, nhà ở xã hội. Sắp xếp kiện toàn mô hình tổ chức thực hiện nhiệm vụ đầu tư xây dựng, khai thác, quản lý quỹ nhà ở xã hội.

Đối tượng công nhân lao động tại các khu công nghiệp, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp sẽ được điều tra, đánh giá và xác định cụ thể nhu cầu về nhà ở của người lao động làm việc tại các khu công nghiệp tập trung, nhu cầu nhà ở của sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn để có cơ sở bố trí quy hoạch, kế hoạch xây dựng nhà ở phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Trong đó, chú trọng việc quy hoạch xây dựng nhà ở phục vụ nhu cầu phát triển nhà ở khu công nghiệp, huy động các nguồn vốn từ các doanh nghiệp, sử dụng lao động kết hợp với phần đóng góp của người lao động để đầu tư xây dựng nhà ở. Các thành phần kinh tế được khuyến khích tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động làm việc tại các khu công nghiệp, sinh viên các trường đại học cao đẳng, trung học chuyên nghiệp thuê.

Các hộ gia đình nông thôn thuộc diện chính sách có khó khăn về nhà ở cũng là một trong những đối tượng được hỗ trợ về nhà ở, cụ thể với vùng thường

xuyên bị thiên tai (khu vực ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long và khu vực miền Trung) Nhà nước hỗ trợ đầu tư một phần từ ngân sách, kết hợp với chính sách cho vay để thực hiện xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu, cho các hộ dân vay để mua nhà ở.

Đối với các vùng Trung du, miền núi phía Bắc, duyên hải Bắc, Nam, Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, cộng đồng dân cư và huy động dòng họ ủng hộ, giúp đỡ về tiền vốn, vật liệu và nhân công để giúp các hộ gia đình nghèo cải thiện nhà ở; đồng thời tiếp tục nghiên cứu bổ sung cơ chế chính sách tạo điều kiện hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số, các hộ thuộc diện chính sách và các hộ nghèo có khó khăn về nhà ở theo nguyên tắc Nhà nước hỗ trợ, dân tự làm, cộng đồng tại chỗ giúp đỡ để các hộ cải thiện chỗ ở.

Mới đây cùng với việc xây dựng dự thảo Luật Nhà ở, Bộ Xây dựng vừa hoàn tất và trình Chính phủ đề án “Nhà ở xã hội” với mục tiêu giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị. Theo đề án này, nhà nước sẽ trực tiếp tham gia đầu tư phát triển quỹ nhà ở xã hội thay vì “thả nổi” cho thị trường. Giải pháp được đặt ra là tạo lập một quỹ nhà ở có giá cả phù hợp với khả năng chi trả của người thu thấp. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển quỹ nhà ở xã hội. Tổ chức, cá nhân phát triển quỹ nhà ở xã hội được miễn giảm tiền sử dụng đất đối với đất xây dựng nhà ở xã hội; được miễn, giảm các khoản thuế liên quan theo quy định của pháp luật… . Dành 10%-15% tổng quỹ nhà làm nhà ở Xã hội. Theo Bộ Xây dựng, trong 5 năm trở lại đây, quỹ nhà ở đô thị trong cả nước đã tăng thêm mỗi năm trên 15 triệu m². Trong đó, riêng Hà Nội mỗi năm phát triển thêm khoảng 1 triệu m², TP Hồ Chí Minh mỗi năm tăng 3 triệu m². Tốc độ tăng trưởng nhà ở đô thị hàng năm bình quân trên 15%.

Tại các đô thị trong cả nước đã và đang triển khai trên 1.400 dự án nhà ở và khu đô thị mới. Tuy nhiên, dù có sự tăng trưởng đáng kể về số lượng và chất

lượng nhà ở nhưng “xây dựng nhà ở tiện nghi cao, đắt tiền để kinh doanh với tỷ suất lợi nhuận cao đang lấn át yêu cầu của xã hội trong vấn đề giải quyết chỗ ở” – ông Trịnh Huy Thục, Cục trưởng Cục Quản lý Nhà (Bộ Xây dựng) nhận xét.Kết quả điều tra khảo sát của Bộ Xây dựng cho thấy, để điều tiết thị trường nhà ở đáp ứng được nhu cầu xã hội, quan trọng nhất là nhà nước cần có quỹ nhà ở xã hội từ 10 đến 15% tổng quỹ nhà tại đô thị để tạo nguồn nhà ở cho cán bộ, công chức, người lao động có thu nhập thấp . . Nước ta hiện nay có dân số trên 82 triệu người, tổng diện tích nhà ở khoảng 883 triệu m². Trong đó, dân số tại khu vực đô thị xấp xỉ 23 triệu người với tổng diện tích nhà ở 250 triệu m². Như vậy, diện tích nhà ở bình quân tại khu vực đô thị mới đạt khoảng 10,5 m² sàn/người, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực.

Miễn giảm thuế, tạo quỹ làm nhà ở cho người nghèo. Theo đề án, nhà nước sẽ thực hiện chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để bảo đảm giá cho thuê, thuê mua nhà ở phù hợp với khả năng chi trả của người có thu nhập thấp . Đồng thời, ban hành chính sách ưu đãi về thuế (cho phép chủ đầu tư được hoàn thuế GTGT, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế sử dụng đất) đối với các dự án nhà ở xã hội. Một giải pháp quan trọng được đặt ra là thành lập Quỹ phát triển nhà ở đối với các đô thị lớn và các tỉnh có nhu cầucao về nhà ở xã hội. Theo ông Trịnh Huy Thục, quỹ này dự kiến được hình thành từ nhiều nguồn: tiền thu từ việc bán và cho thuê nhà ở của nhà nước; trích 30%-50% nguồn thu từ giao đất, cho thuê đất của các dự án nhà ở thương mại trên địa bàn; tiền thu từ hoạt động cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội và tiền đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước… Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân cho biết, tại các đô thị loại 3 trở lên, quỹ nhà ở xã hội phải xây dựng chung cư với diện tích sàn mỗi căn hộ tối đa 60 m². Đối tượng được thuê hoặc mua nhà ở xã hội gồm hộ gia đình, cá nhân trong nước có thu nhập thấp, chưa có nhà ở hoặc đã có nhưng diện tích sàn dưới 5 m²/người .Theo đề án phát triển nhà, nhà chung cư cho đối tượng này cao không quá 6 tầng, căn hộ rộng từ 30 đến 60m2, đảm bảo tiêu chuẩn hạ tầng kỹ

thuật và hạ tầng xã hội. Với trường hợp thuê nhà, người ở sẽ trả tiền hàng tháng cho đơn vị quản lý. Còn khi thuê mua, người ở phải trả trước 20% giá trị căn hộ và trả tiền thuê hàng tháng trong khoảng 15 năm thì căn hộ được sang tên cho chủ nhân.

Việc thuê và thuê mua phải tuân thủ các quy định như người thuê phải đúng đối tượng, không được chuyển nhượng trong thời hạn thuê, thuê mua. Nếu vi phạm thì đơn vị quản lý quỹ nhà ở được quyền thu hồi nhà ở đó. Người thuê mua khi được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà nếu bán lại nhà đó thì đơn vị quản lý nhà được quyền ưu tiên mua...

Theo tính toán, giá cho thuê tại căn hộ loại 30m2 sẽ từ 290.000 đồng đến 669.000 đồng/tháng phụ thuộc tầng chung cư. Căn hộ loại 60m2 sẽ có giá từ 573.000 đồng đến 1,3 triệu đồng/tháng.

Giá thuê mua với căn hộ 30m2 là 90 triệu đồng, trong đó, người ở phải trả trước 18 triệu đồng, còn lại sẽ trả dần trong 15 năm. Căn hộ loại 60m2 được tính giá 180 triệu đồng, người ở trả trước 36 triệu đồng.

Theo ông Trịnh Huy Thục, Cục trưởng Cục quản lý nhà, nhà ở xã hội phải đảm bảo chất lượng theo quy định của pháp luật. Nguồn vốn đầu tư sẽ được huy động từ vốn ngân sách, từ các thành phần kinh tế khác. Nhà nước sẽ có những ưu đãi như miễn tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất của dự án và các loại thuế khác.

Ông Thục cho rằng, dự án thí điểm hợp lý nhất cần có các chỉ tiêu như diện tích đất của dự án từ 3,5 đến 5ha, số căn hộ 800 đến 1.000 căn, bố trí riêng biệt khối nhà cho phương thức thuê và thuê mua theo tỷ lệ 70% cho thuê và 30% thuê mua. Đây sẽ là tiêu chuẩn để TP.HCM và Hà Nội thí điểm để xây dựng nhà ở xã hội trong thời gian gần đây. Theo kiến nghị của Bộ xây dựng nếu đề án được thông qua, thì ngoài Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, bộ sẽ triển khai xây dựng ở Hải Phòng, Đồng Nai và Bình Dương trước khi nhân rộng ra các đô thị khác. Hà Nội

Theo Số liệu thống kê chưa đầy đủ, cả nước hiện có khoảng 20 triệu người sống tại các khu đô thị, trong đó có 70% người lao động có thu nhập trung bình

và thấp. Kết quả điều tra của Liên minh hợp tác xã Việt Nam(VCA) và Trung tâm dự án KFPD( Thụy Điển) về vấn đề nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp cho thấy khả năng mua nhà ở của họ rất thấp. Họ chỉ có thể thuê mua nhà ở với mức giá trung bình và thấp. Dự báo, trong giai đoạn 2006-2010, mỗi thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, cần từ 50.000 đến 100.000 căn hộ cho các cán bộ, nhân viên và người lao động có thu nhập trung bình và thấp. Trước sức ép ngày một lớn về nhu cầu nhà ở cho người lao động, mới đây UBND Thành phố Hà Nội đã hoàn thành Dự thảo Quy định về đầu tư xây dựng nhà cho thuê nhằm xã hội hoá việc đầu tư xây dựng nhà ở. Theo đánh giá của giới chuyên môn, nếu được thông qua, đây sẽ là một trong những quy định “cởi mở” nhất của Hà Nội từ trước tới nay, cho phép tất cả các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được làm chủ đầu tư xây dựng nhà cho thuê.

Theo Dự thảo, các dự án nhà ở cho thuê được chia làm 2 loại: Nhà ở Xã hội( với giá thuê thấp) và nhà ở thương mại( với giá cho thuê trung bình và cao). Dự thảo quy định, doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà cho thuê được Thành phố giao đất với thời hạn sử dụng 50 năm, được miễn nộp tiền sử dụng đất ( Đối với nhà ở xã hội), hoặc nộp tiền sử dụng đất theo giá đất sản xuất- kinh doanh phi nông nghiệp do UBND Thành phố ban hành tại thời điểm giao đất ( Đối với nhà ở thương mại) . Các doanh nghiệp tham gia đầu tư dự án đựoc xem xét cấp giấy

Một phần của tài liệu Phương hướng và kiến nghị nhằm hoàn thiện Công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà cho người thu nhập thấp (Trang 63 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w