Đầu tư không hấp dẫn

Một phần của tài liệu Phương hướng và kiến nghị nhằm hoàn thiện Công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà cho người thu nhập thấp (Trang 35 - 36)

II. Tình trạng thiếu hụt quỹ nhà ở cho người có thunhập thấp ở nước ta hiện nay

2.Đầu tư không hấp dẫn

Theo Cục quản lý nhà (Bộ xây dựng), tại khu vực đô thị hiện nay vẫn còn hàng vạn hộ gia đình thuộc diện thu nhập thấp đang phải sống trong điều kiện chỗ ở không đảm bảo tiêu chuẩn tối thiểu. Trên 30% các hộ gia đình thuộc khu vực đô thị có diện tích nhà ở dưới 36m2. Chỉ có 25% hộ gia đình có nhà ở kiên cố và 19% sống trong những căn hộ tạm bợ. Theo đánh giá chung, có khoảng 15- 20% hộ gia đình tại các khu vực đô thị và trên 70% công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung thực sự gặp khó khăn về chỗ ở. Tổng hợp kết quả điều tra cho thấy, có trên 32% số hộ gia đình cán bộ, công chức, viên chức có nhu cầu được cải thiện chỗ ở. Hiện nay, các KCN, KCX mới chỉ có khoảng 20% tổng số công nhân lao động có chỗ ở ổn định.

Trong giai đoạn 2006-2010, riêng Hà Nội cần xây dựng trên 110.000 căn hộ cho các đối tượng thu nhập thấp; Tp.HCM cần khoảng 100.000 căn hộ thu nhập thấp và trên 50.000 chỗ ở tập thể cho công nhân lao động... Các DN không muốn đầu tư vào lĩnh vực này vì lãi suất thấp và rủi ro cao.

Vì thế, với các địa phương đây cũng là bài toán khó giải. Mặc dù mới đây, UBND Tp.HCM đã ban hành Chỉ thị 24/CT-UB về chương trình xây dựng 30 ngàn căn nhà cho người có thu nhập thấp, với mức quy định lợi nhuận tối đa cho các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này là không quá 6% giá trị công trình (!).

Với tỷ lệ lợi nhuận này, hầu như UBND TP không nhận được sự ủng hộ của doanh nghiệp, và cũng chẳng doanh nghiệp nào lại bỏ ra một số vốn rất lớn

để thu về số lãi “quá nhỏ”, thậm chí không đủ lãi để trả lãi vay ngân hàng! Hiện có rất nhiều các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực BĐS ở Hà Nội cũng như Tp.HCM đang đề nghị TP mua lại chung cư đã xây dựng nhưng đang “đóng băng” với chi phí giải toả đất thực tế, nhằm thu hồi vốn. Việc TP mua lại chung cư để bố trí bán cho người có thu nhập thấp hoặc tái định cư cũng khiến các DN “lỗ nặng” nếu tính theo bảng giá chi phí đền bù đã được phê duyệt.

Cũng theo ông Trịnh Huy Thục, mặc dù Nhà nước đã có cơ chế ưu đãi trung gian thông qua các DN phát triển nhà ở, nhằm tăng cung cho thị trường nhà ở cho người thu nhấp tại HN, Tp.HCM và một số địa phương trong những năm vừa qua chưa được kiểm soát chặt chẽ nên hiệu quả chưa cao.

Thêm vào đó, việc chính quyền địa phương bắt buộc tất cả các chủ đầu tư, kể cả nhà đầu tư nước ngoài phải dành một phần quỹ nhà, đất trong dự án được hưởng ưu đãi để chuyển giao cho chính quyền địa phương giải quyết nhu cầu về chỗ ở cho đối tượng thu nhập thấp là không phù hợp. Hầu hết các DN chỉ chú trọng đầu tư xây dựng nhà ở thương mại để bán, rất ít DN tham gia đầu tư xây dựng nhà ở để bán trả góp hay cho thuê. Còn Nhà nước không trực tiếp đầu tư xây dựng nhà ở nên không có quỹ nhà ở để điều tiết thị trường càng làm cho tình hình bức xúc hơn.

Một phần của tài liệu Phương hướng và kiến nghị nhằm hoàn thiện Công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà cho người thu nhập thấp (Trang 35 - 36)