0
Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẲY VIỆC THỰC HIỆN CƠ CHẾ KHOÁN

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ KHOÁN BIÊN CHẾ VÀ KINH PHÍ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH (Trang 61 -66 )

Bên cạnh đó cũng cần có hình thức xử lý thích đáng đối với những cá nhân, đơn vị có hành vi sai phạm, ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực làm ảnh hưởng đến hiệu quả của cơ chế khoán.

II. NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẲY VIỆC THỰC HIỆN CƠ CHẾ KHOÁN CHẾ KHOÁN

1. Về sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền

Cơ chế khoán biên chế và chi phí quản lý là một chủ trương mới của Đảng và nhà nước trong việc cải cách quản lý tài chính hành chính. Cơ chế này chưa có tiền lệ, còn đang trong giai đoạn thí điểm vì thế đòi hỏi phải có sự đổi mới sâu sắc trong tư duy nhận thức thì mới có thể tiếp nhận được cái hay, cái mới của cơ chế này. Do đo sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ Đảng và nhà nước trong quá trình thực hiện là hết sức cần thiết.

Phương thức tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền là :

- Thông qua các tổ chức đoàn thể quần chúng như: công đoàn, đoàn thanh niên... động viên cán bộ, công chức trong cơ quan nâng cao tinh thần trách nhiệm, sáng tạo, tìm tòi những phương thức để thực hiện khoán chi có hiệu quả.

- Phổ biến rộng rãi các mô hình, chính sách có liên quan đến khoán chi hành chính để các cán bộ nhận thức rõ chủ trương khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính là một trong những giải pháp quan trọng trong việc cải cách tài chính công. Trong đó cần chú trọng tuyên truyền những lợi ích của mô hình khoán, những kinh nghiệm và cách làm hiệu quả của các cơ quan đã

-Tăng cường kiểm tra, giám sát thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tong việc thực hiện nghị quyết của Đảng các cấp về công tác khoán chi.

2. Về công tác cán bộ

Thực hiện cải cách quản lý tài chính hành chính theo cơ chế khoán chi cần một đội ngũ cán bộ công chức “vừa hồng vừa chuyên” ngang tầm nhiệm vụ mới. Chủ tịch Hồ Chính Minh có nói rằng “cán bộ là gốc của mọi công việc ”. Một mô hình, một chính sách tốt muốn đi vào cuộc sống thì cần có đội ngũ cán bộ công chức có tâm và có tài. Trong việc quản lý kinh phí hành chính, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào bao cấp có được xoá bỏ thì hiệu quả cải cách hành chính mới được nâng cao. Từ đó đặt ra vấn đề cần xây dựng và hoàn thiện đạo đức công vụ với những điều khoản hợp lý cho đội ngũ cán bộ, công chức. Cần xác định rõ trách nhiệm cá nhân cũng như xác định một số tiêu chí đánh giá năng lực, phẩm chất chính trị của những người lãnh đạo ở các cơ quan quản lý nhà nước theo những kết quả đạt được trong việc thực hiện hoạt động cải cách hành chính nói chung và thực hiện khoán chi hành chính nói riêng.

Trong điều kiện hiện nay, trước yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả bộ máy hành chính nhà nước, cùng với mục tiêu làm trong sạch đội ngũ cán bộ, thì những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực của cán bộ ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Để đáp ứng những đòi hỏi ở trên, vấn đề đặt ra với công tác quản lý và đào tạo cán bộ là:

- Tập trung đào tạo để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và kỹ năng cần thiết, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính, từ đó tạo điều kiện để thực hiện chủ trương chính sách tinh giảm biên chế trên cơ sở

hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của cơ quan. Để làm tốt công tác này, các Bộ, các cơ quan trung ương và địa phương cần dành một nguồn kinh phí thỏa đáng để đẩy nhanh việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính.

- Làm tốt công tác giáo dục để mỗi cán bộ, công chức không ngừng trau dồi phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin, tiếp cận cái mới... nhằm hoàn thành tốt công việc được giao.

KẾT LUẬN

Nhân rộng phương thức khoán chi hành chính là một chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước ta trong tiến trình cải cách tài chính công. Thực hiện khoán chi hành chính là bước đi phù hợp, giúp cho việc cải cách hành chính đi vào chiều sâu thông qua việc sắp xếp lại bộ máy, tinh giảm biên chế, tiết kiệm kinh phí quản lý hành chính để nâng cao thu nhập cho cán bộ công chức.

Kết quả sau hơn 4 năm thực hiện Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đã tạo sự chuyển biến tích cực về tư duy, nhận thức của cán bộ, công chức quản lý hành chính. Tinh thần trách nhiệm của người lao động đối với công việc được nâng cao, ý thức tiết kiệm cũng được cải thiện rõ rệt. Khâu quản lý, sử dụng các dịch vụ công công, vật tư, văn phòng phẩm được quy định chặt chẽ hơn, tư tưởng “của chùa”, “cha chung không ai khóc” đang dần được xoá bỏ, góp phần làm giảm tệ nạn: tham nhũng, lãng phí vốn vẫn tồn tại trong các cơ quan quản lý hành chính ở nước ta.

Cũng qua việc thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý mà bộ máy tổ chức của các cơ quan hành chính đã được cải cách theo hướng tinh gọn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, giảm đi sự chồng chéo trong các cơ quan công quyền.

Phương thức khoán này cũng xoá đi tính bình quân trong phân bổ ngân sách, sự thiên vị, ưu tiên cơ quan này cơ quan kia, khiến cơ chế “xin cho” không còn điều kiện để tồn tại. Việc sử dụng kinh phí của các đơn vị cũng được chủ động hơn.

Như vậy có thể nói cơ chế khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính thực sự là khâu đột phá trong cải cách hành chính nhà nước, góp phần thực hiện được mục tiêu đề ra về kiện toàn tổ chức, tăng hiệu suất công việc hiệu quả quản lý hành chính của nhà nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính, Báo cáo sơ kết tình hình thực hiện Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg ngày 17/12/2001 của Thủ tướng chính phủ về việc mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí hành chính đối với các cơ quan nhà nước, 6/2003, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính, Báo cáo kết quả 2 năm thực hiện Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg, 2004, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính, Báo cáo tình hình thực hiện và nội dung sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách khoán biên chế và kinh phí quản lý hành đối với cơ quan hành chính nhà nước (tài liệu phục vụ Hội nghị ngành Tài chính ngày 02-03/07/2005), 6/2005, Hà Nội.

4. Bộ Tài chính, Cơ chế tài chính áp dụng cho các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp, NXB Thống kê, 2003, Hà Nội.

5. Bộ Tài chính – Ban Tổ chức cán bộ chính phủ, Thông tư liên tịch số 17/2002/TTLT-BTC-BTCCBCP ngày 8/02/2002 về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg ngày 17/12/2001 của Thủ tướng chính phủ về việc mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước.

6. Bộ Tài chính, Tờ trình chính phủ về việc ban hành nghị định của chính phủ về khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước, 3/2005, Hà Nội.

7. Bộ Tài chính, Tình hình thực hiện khoán chi đến tháng 10/2005, Hà Nội.

8. Bộ Nội vụ, Những vấn đề cơ bản về nhà nước và quản lý hành chính nhà nước, NXB Thống kê, Hà Nội.

9. Bộ Nội vụ, Chương trình cải cách tổng thể nền hành chính quốc gia giai đoạn 2001-2010.

10. Đại học Kinh tế quốc dân, Giáo trình Khoa học quản lý (tập 1), Đoàn Thị Thu Hà - Nguyễn Thị Ngọc Huyền, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2002, Hà Nội.

11. Đinh Văn Mậu - Phạm Hồng Thái, Nhập môn hành chính nhà nước, NXB TP HCM, 1996.

12. Học viện hành chính quốc gia, Quản lý hành chính nhà nước (tập 1), NXB Lao động, 1993, Hà Nội.

13. Tạp chí Quản lý nhà nước 8/1999, Khoán chi hành chính - Một giải pháp nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý hành chính nhà nước, Đặng Văn Thanh.

14. Tạp chí Quản lý nhà nước số 61, tháng 2/2001,Quản lý hành chính nhà nước, Trần Minh Hương.

15. Thủ tướng chính phủ, Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg ngày 17/12/2001 về việc mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước.

16. Trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức quản lý, Cải cách hành chính - vấn đề cấp thiết để đổi mới bộ máy nhà nước, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2004, thành phố Hồ Chí Minh.

17. Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo sơ kết tình hình thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với sở- ngành, quận- huyện (năm 2003-2004), thí điểm khoán định biên và kinh phí hoạt động đối với phường-xã, thị trấn (năm 2004)

18. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Sáng tạo lại chính phủ tinh thần kinh doanh sẽ làm biến đổi khu vực công ra sao, David Osborne – Ted Gaebler, 1995, Hà Nội.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ KHOÁN BIÊN CHẾ VÀ KINH PHÍ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH (Trang 61 -66 )

×