Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính (Trang 47 - 50)

II. NHỮNG KHÓ KHĂN VƯỚNG MẮC VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG KHÓ KHĂN NÀY

2.Nguyên nhân của những hạn chế

- Tuy cơ chế khoán có nhiều mặt tích cực đã được kiểm nghiệm và khẳng định trong thực tế, nhưng quy định của Quyết định số 192/2001/QĐ- TTg là mở rộng thí điẻmn khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính, quyết định này chưa mang tính bắt buộc đối với tất cả các cơ quan hành chính nên số lượng cơ quan đăng lý thực hiện khoán còn hạn chế.

- Nhận thức về đổi mới cơ chế quản lý biên chế và kinh phí hành chính theo Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ chưa được thực sự động đều giữa các cơ quan, các Bộ, ngành địa phương. Một số đơn vị vẫn ỷ lại vào chế độ bao cấp, lo ngại trách nhiệm khi được giao tự chủ tài chính, có những đơn vị chưa mạnh dạn khi phải sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhất là vấn đề tinh giảm biên chế. Do vậy những cơ quan thực hiện cơ chế khoán chủ yếu là do cơ quan có thẩm quyền chỉ định, ít có đơn vị chủ động tự nguyện đăng ký.

- Rất nhiều địa phương giao phó việc triển khai khoán cho một vài cơ quan chức năng như Sở Tài chính vật giá chủ trì, Ban tổ chức chính quyền, thậm chí phó thác hoàn toàn cho Sở Tài chính vật giá chủ trì, hướng dẫn, thiếu sự chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh nên hiệu quả khoán ơ các cơ quan hành chính nhà nước còn thấp.

- Cơ chế chính sách về khoán chi hành chính đã ban hành, nhưng một số nội dung chưa cụ thể, chưa đồng bộ nên đã dẫn đến việc cách hiểu của một số đơn vị thực hiện khoán về một số khoản chi cụ thể trong tổng mức kinh phí khoán, việc xử lý số kinh phí do tiết kiệm được chưa chi hết trong năm chưa rõ ràng.

- Thực tế cho thấy hầu hết các Bộ đều chưa thực hiện khoán. Để giải thích cho hiện tượng này, các Bộ đều cho rằng: biên chế của họ chưa ổn định, thêm vào đó chức năng, nhiệm vụ được giao nhiều và mức kinh phí khoán thấp đã gây trở ngại cho việc thực hiện khoán. Hiện nay chưa có định mức lao động cho các cơ quan hành chính nên khó xác định nhu cầu biên chế cần thiết, biên chế được giao khoán chưa phản ánh đúng so với yêu cầu công việc nên thực hiện nguyên tắc không tăng thêm kinh phí là rất khó.

- Tuy mức thu nhập có cao hơn chút ít so với trước khi thực hiện khoán nhưng vẫn chưa đủ để khuyến khích cán bộ công chức tăng cường độ lao độn và nâng chất lượng công tác so với trước khi thực hiện khoán.

- Trình độ đội ngũ cán bộ công chức tài chính kế toán ở một vài cơ quan hành chính còn yếu, thực hiện hạch toán, kế toán, quyết toán chưa đáp ứng đầy đủ chế độ quy định, nên khó khăn khi tiến hành xác định dự án khoán chi hành chính.

- Việc chấp hành chế độ báo cáo của các cơ quan hành chính thực hiện thí điểm khoán kinh phí và quản lý hành chính chưa được coi trọng. Theo quy định trong thời gian thực hiện thí điểm, các cơ quan phải lập báo cáo về Bộ Tài chính trước ngày 31/12 hàng năm để tập hợp trình Thủ tướng chính phủ, nhưng cho đến nay rất nhiều địa phương không thực hiện. Bên cạnh đó, một số cơ quan đơn vị có báo cáo những chất lượng báo cáo không chính xác dẫn đến sự đánh giá của các cơ quan có thẩm quyền về tình hình thực hiện cũng như kết quả đạt được của công tác khoán chi, từ đó làm hành chế công tác chỉ đạo, điều hành.

- Công tác kiểm tra, thanh tra kết quả thực hiện của các cơ quan chức năng cũng như cơ quan cấp trên đối với đơn vị thực hiện khoán còn chưa được chú trọng đúng mức. Hệ thống văn bản pháp luật về công tác này còn chưa hoàn chỉnh, những quy định về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chức năng trong việc thanh tra, kiểm tra, vẫn còn nhiều bất cập, chưa có

những quy định xử phạt cụ thể đối với các trường hợp vi phạm quản lý chi tiêu tài chính, không hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao, không đảm bảo chất lượng công việc. Do đó trong việc thực hiện khoán chi hành chính còn xảy ra nhiều sai phạm.

Tóm lại, những kết quả đạt được sau một thời gian mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính cho các cơ quan hành chính nhà nước đã khẳng định được chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước. Đồng thời cũng đặt ra yêu cầu cần tiếp tục mở rộng khoán chi đối với tất cả các cơ quan hành chính trên cả nước. Điều này đòi hỏi các cấp có thẩm quyền cần khắc phục những hạn chế còn tồn tại để phát huy hơn nữa những hiệu quả của cơ chế này.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ KHOÁN BIÊN CHẾ VÀ KINH PHÍ QUẢN LÝ CƠ CHẾ KHOÁN BIÊN CHẾ VÀ KINH PHÍ QUẢN LÝ

HÀNH CHÍNH

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính (Trang 47 - 50)