II. NHỮNG KHÓ KHĂN VƯỚNG MẮC VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG KHÓ KHĂN NÀY
1. Những khó khăn vướng mắc tồn tại trong việc thực hiện Quyết định 192/2001/QĐ-TTg
1.1. Những khó khăn vướng mắc về cơ chế chính sách
- Yêu cầu của Quyết định 192/2001/QĐ-TTg ngày 17/12/2001 cỷa Thủ tướng chính phủ là mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính, Quyết định này chưa mang tính bắt buộc đối với tất cả các cơ quan hành chính nên số lượng cơ quan đăng ký thực hiện khoán còn hạn chế.
- Quyết định 192/2001/QĐ-TTg quy định các cơ quan, đơn vị thực hiện thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính phải tuân thủ các nguyên tắc không tăng biên chế và tổng kinh phí của các khoản chi đã thực hiện khoán so với trước khi thực hiện khoán. Nguyên tắc này đúng với các cơ quan trước khi thực hiện khoán đã xác định được định mức biên chế và kinh phí phù hợp với yêu cầu và khối lượng công việc. Nhưng trên thực tế rất ít các cơ quan thoả mãn được yêu cầu nêu trên, đối với đa số các địa phương khi xây dựng đề án khoán các cơ quan câp trên mới rà soát lại và giao chính thức số biên chế và kinh phí cần thiết cho cơ quan nhận khoán. Vì vậy, thực tế số
biên chế và kinh phí giao khoán có chênh lệch tăng hoặc giảm so với trước khi thực hiện khoán
- Cơ chế khoán quy định mức giao khoán kinh phí hành chính được phép điều chỉnh trong các trường hợp:
+ Nhà nước thay đổi chính sách tiền lương
+ Có sự thay đổi ở mức tối thiệu là 20% đối với các định mức, tiêu chuẩn, chế độ hiện đang là cơ sở cho việc lập dự toán và phân bổ kinh phí đối vói các khoản chi thực hiện khoán
+ Nhà nước có chính sách tăng chi cho các lĩnh vực đang thực hiện khoán
+ Sáp nhập, chia tách cơ quan, đơn vị theo quyết định của các cấp có thẩm quyền.
Việc quy định như trên là chặt chẽ, tạo điều kiện cho các đơn vị khoán chủ động sắp xếp kinh phí để thực hiện nhiệm vụ được giao và không làm tăng kinh phí ngoài dự toán. Song trên thực tế có nhiều công việc phát sinh đột xuất, hoặc được các cơ quan chủ quản giao thêm ngoài nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan thực hiện khoán, những công việc này đòi hỏi phải có kinh phí để thực hiện. Việc quy định như trên làm cho các cơ quan e ngại khi thực hiện đề án khoán. Đối với cơ quan đã thực hiện khoán thì một số cơ quan gặp khó khăn trong quá trình thực hiện.
Ngoài ra, hàng năm mỗi đơn vị có một số lượng lớn cán bộ, công chức được tăng lương theo định kỳ. Khoản kinh phí này không được quy định trong số kinh phí được giao khoán, do vậy các cơ quan bị thâm hụt rất lớn vào năm cuối của chu kỳ khoán. Mặt khác, chỉ số giá cả hàng năm đều có biến động nhất là ở những mặt hàng thiết yếu như xăng, điện... nhưng các cơ quan không được bổ sung thêm kinnh phí do tỷ lệ trượt giá chưa đạt đến con số
20% theo quy định. Điều này cũng là một khó khăn không nhỏ cần được khắc phục, điều chỉnh.
- Quyết định 192/2001/QĐ-TTg quy định một trong những yêu cầu để đánh giá cơ quan thực hiện khoán là phải hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Qua báo cáo của các cơ quan thực hiện khoán và thực tế khảo sát đều cho thấy các cơ quan thực hiện khoán đã thực hiện tốt yêu cầu này.
Tuy vậy việc đánh giá này về cơ bản vẫn do bản thân các cơ quan thực hiện khoán thực hiện, đánh giá còn mang tính chủ quan. Chế độ hiện hành vẫn còn thiếu những quy định xác định tiêu thức đánh giá, làm căn cứ đế lượng hoá việc hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thực hiện khoán. Do đó, có những cơ quan thực hiện khoán đã giảm quá mức những chuyến công tác cần thiết xuống cơ sở để nắm bắt tình hình, phục vụ cho công tác quản lý, một số cơ quan khác lại tiết kiệm quá mức những phương tiện làm việc thiết yếu với mục đích tăng thu nhập nên đã làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác được giao.
- Trong thông tư Liên tịch số 17/2002/TTLT/BTC-BTCCBCP của Bộ Tài chính và Ban Tổ chức cán bộ chính phủ để hướng dẫn việc thực hiện Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg đã quy định rõ phương án phân bổ kinh phí tiết kiệm được cho mục đích tăng thu nhập cho cán bộ, công chức theo hệ số lương ngạch bậc, nhưng một số đơn vị lại thực hiện phân phối bình quân theo đầu người. Do đó đã không khuyến khích được người lao động tích cực làm việc mà còn gây mất đoàn kết nội bộ.
- Yêu cầu đối với các cơ quan thực hiện khoán là phải xây dựng đề án khoán và quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ để thực hiện khoán. Nhưng do các văn bản hướng dẫn hiện hành vẫn chưa có hướng dẫn rõ về việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nên trong quá trình thực hiện một số cơ quan còn lúng túng.
- Nội dung Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg yêu cầu các Bộ, địa phương trước khi thực hiện khoán phải đăng ký và có sự thoả thụân của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ bằng văn bản. Nhưng trên thực tế Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ không có điều kiện tham gia ý kiến vào từng đề án khoán chi của từng Bộ, từng địa phương. Vì vậy, quy định này chỉ mang tính hình thực, hơn thế nữa lại kéo dài thời gian làm thủ tục đăng ký của địa phương.
- Có ý kiến cho rằng: định mức chi hiện nay quá thấp nên khó thực hiện khoán. Cơ cấu chi thường xuyên trong các cơ quan bộ ngành ở trung ương đã có khoảng 18 triệu đồng/biên chế là chi lương và các khoản có tính chất lương, nên đối với những cơ quan hành chính đơn thuần, với định mức chi thường xuyên như hiện nay thì việc thực hiện khoán chi là rất khó khăn. Nếu chỉ tính riêng thanh toán tiền lương và các khoản đóng góp theo lương đã chiếm trên 60%, số còn lại không đủ trang trải các khoản chi hành chính thường xuyên ngày càng tăng giá.