Về tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính (Trang 57 - 61)

- Ban hành cơ chế chính sách để giải quyết số lao động dôi dư do quá

3.Về tổ chức thực hiện

3.1. Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành của các cấp, các ngành, và của thủ trưởng cơ quan, đơn vị của thủ trưởng cơ quan, đơn vị

- Mỗi Bộ, ngành, địa phương cần thành lập ban chỉ đạo với sự trợ giúp của cơ quan tài chính và tổ chức cán bộ cùng cấp để chỉ đạo việc tổ chức triển khai khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính. Ban này có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn xây dựng phương án khoán, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, phân phối kinh phí tiết kiệm được và kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện phương thức khoán.

Lâu nay việc thực hiện khoán chi hành chính được các đơn vị thực hiện theo những cách riêng dẫn đến kết quả, hiệu quả thực hiện khoán không đồng đều trong cả nước. Thực tế này đòi hỏi các cơ quan chức năng cần nghiên cứu lựa chọn ra các mô hình mẫu để áp dụng cho các cơ quan hành chính thực hiện khoán, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong điều kiện cụ thể của mỗi cơ quan. Theo kết quả thực hiện thí điểm khoán trong thời gian qua thì mô hình phòng đa chức năng đạt được hiệu quả cao nhất. Mô hình này làm giảm bớt các đầu mối từ đó giảm được số công việc chồng chéo, giảm được biên chế của từng phòng và tiết kiệm được kinh phí hành chính.

Khi hướng dẫn các cơ quan, đơn vị xây dựng đề án khoán. Ban chỉ đạo phải tiến hành tập huấn về chuyên môn cho lãnh đạo và các cán bộ chuyên môn trực tiếp xây dựng đề án khoán, giải đáp cho họ những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Mặt khác cần đưa đề án khoán chi trao đổi công khai và dân chủ để làm cho tất cả các cán bộ, công chức trong toàn đơn vị hiểu rõ chủ trương, chính sách khoán từ đó tự nguyện tham gia thực hiện.

Trong quá trình thí điểm khoán chi thì vấn đề làm cho các đơn vị lúng túng nhất là xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ. Vì vậy ban chỉ đạo cần đặc biệt chú trọng đến vấn đề này khi triển khai cơ chế khoán. Để quản lý tốt kinh phí hành chính thì ngoài việc tuân thủ các quy định chi tiêu hiện hành, các cơ quan hành chính cần phải xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ hợp lý. Những vấn đề cần xây dựng là: quy chế khoán một số khoản chi: văn phòng phẩm, thông tin liên lạc,công tác phí, điện, nước..., quy chế về tiếp khách,..., quy chế sử dụng kinh phí tiết kiệm được.

Việc phân phối kinh phí tiết kiệm là vấn đề đặc biệt nhạy cảm vì nó liên quan đến lợi ích của tập thể cán bộ, công chức. Vì vậy khi xác định phương thức phân phối cần tuân thủ triệt để nguyên tắc công khai, dân chủ, công bằng. Có nhiều phương thức phân phối khác nhau, ví dụ phân phối theo hệ số lương, theo hệ số công việc, phân phối bình quân...

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý về tổ chức và cơ quan quản lý về tài chính tháo gỡ những khó khăn cho các đơn vị thực hiện khoán

Bộ Nội vụ cần có hướng dẫn quy định cụ thể để có căn cứ xác định mức biên chế hành chính phù hợp đối với mỗi cơ quan hành chính nhà nước khi nhận khoán. Bộ Tài chính cần sớm sửa đổi định mức phân bổ ngân sách theo đặc điểm từng vùng, từng loại hình đơn vị để làm căn cứ xây dựng phương án khoán cho các đơn vị.

Về phía các địa phương, Sở Nội vụ tỉnh, thành phố cần tiến hành rà soát và quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính từ đó xác định được số biệ chế giao khoán phù hợp với từng đơn vị.

- Các cơ quan đã thực hiện thí điểm khoán cần tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện công tác khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính, phân tích những mặt ưu điểm và khuyết điểm để rút ra bài học kinh nghiệm cho các cơ quan khác.

3.2. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc dân chủ, công khai trong quản lý và chi tiêu tài chính và chi tiêu tài chính

Khoán chi hành chính là một vấn đề phức tạp, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của mỗi cán bộ, công chức và hiệu quả của nó chỉ có thể đạt được khi mọi người trong cơ quan tự giác thực hiện. Quyền xây dựng và quyết định mức chi tiêu giao khoán được giao cho thủ trưởng cơ quan nhận khoán, đặc biệt đơn vị hoàn toàn có quyền quyết định việc sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm. Trong điều kiện như vậy, để tránh tình trạng chuyên quyền, độc đoán của người lãnh đạo cơ quan, tình trạng phân phối không công bằng dẫn đến mất đoàn kết nội bộ, thì việc thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ, công khai trong quản lý và chi tiêu tài chính là rất cần thiết.

Đây cũng là một nguyên tắc nhằm phát huy được quyền làm chủ của người lao động, góp phần hạn chế tiêu cực trong hoạt động của các cơ quan hành chính.

Cơ quan hành chính cần công khai những nội dung: chỉ tiêu biên chế, kinh phí giao khoán, phương thức phân phối và sử dụng kinh phí tiết kiệm cho toàn thể cán bộ, công chức trong cơ quan, để họ có điều kiện giám sát, kiểm tra việc thực hiện cơ chế khoán.

3.3. Đổi mới và tăng cường công tác quản lý, giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với cơ quan, đơn vị thực hiện khoán chi vi phạm đối với cơ quan, đơn vị thực hiện khoán chi

Thực hiện khoán chi là việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị. Như vậy cần tăng cường công tác quản lý, giám sát, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo chất lượng hoạt động của những cơ quan thực hiện khoán không thấp hơn so với trước khi thực hiện khoán. Cụ thể:

- Tăng cường công tác thanh tra của các cơ quan chức năng để đảm bảo đơn vị thực hiện đúng quy định của cơ chế khoán: về sử dụng kinh phí hành chính, phân phối kinh phí tiết kiệm, công tác quản lý cán bộ, công chức...

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra thường xuyên cũng như kiểm tra đột suất của các cơ quan quản lý cấp trên về tình hình hoạt động và chất lượng, hiệu quả công việc của các cơ quan thực hiện khoán để nắm bắt được tình hình thực tế của đơn vị, kịp thời điều chỉnh khi xảy ra sai phạm.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhưng vẫn phải tôn trọng quyền tự chủ của các cơ quan hành chính thực hiện khoán. Tránh can thiệp qúa sâu vào hoạt động nội bộ của những đơn vị này. Các cơ quan chức năng chỉ nên kiểm tra, quản lý các chỉ tiêu tổng hợp như: số kinh phí giao khoán của đơn vị đã được thực hiện là bao nhiêu ? các khoản chi có đúng với quy định không ? có xảy ra hiện tượng tiêu cực trong phân phối kinh phí tiết kiệm không?

3.4. Khen thưởng và xử phạt hợp lý

Nhà nước cần thực hiện khen thưởng, biểu dương kịp thời, thoả đáng đối với những đơn vị cá nhân có thành tích, sáng kiến, gương mẫu đi đầu trong thực hiện Quyết định 192/2001/QĐ-TTg nhằm tạo ra khí thế hứng

khởi trong các cơ quan thực hiện khoán, khuyến khích những đơn vị khác

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính (Trang 57 - 61)