SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
Để khắc phục một số hạn chế trong cơ chế khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính, đẩy mạnh công tác cải cách cơ chế quản lý tài chính đối với cơ quan hành chính góp phần vào việc thực hiện thành công chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 đồng thời triển khai Quyết định số 08/2004/QĐ-TTg ngày 15/0182004 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt chương trình đổi mới cơ chế và quản lý tài chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công giai đoạn 2004-2005, trong thời gian tới cần tập trung giải quyết một số giải pháp sau:
1. Về chủ trương nhận thức
Để khẳng định những kết quả do cơ chế khoán mang lại, đồng thời tiếp tục bổ sung hoàn thiện cơ chế mới, cần phải tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, học tập, quán triệt sâu rộng trong cán bộ, công chức các cơ quan quản lý hành chính nhà nước các cấp về chủ trương, và cách làm của cơ chế này. Các cán bộ, công chức chính là nhân tố đóng vai trò quyết định về sự thành công của việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính, vì thế nếu họ có hiểu biết thấu đáo thì sẽ tích cực, hăng hái trong việc thực hiện khoán.
Bên cạnh đó cần phổ biến rộng rãi kết quả và bài học kinh nghiệm rút ra từ các cơ quan đã nhận khoán. Để qua đó các Bộ, ngành, địa phương
hiểu rõ về lợi ích của việc thực hiện khoán, xác định được kế hoạch và các giải pháp cụ thể để thực hiện.
2. Về cơ chế chính sách
2.1. Hoàn thiện nội dung cơ chế khoán chi hành chính
- Về đối tượng thực hiện:
Kết quả thực hiện thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính trong thời gian qua đã cho thấy tính đúng đắn của việc đổi mới cơ chế quản lý đối với các cơ quan hành chính. Để nhân rộng mô hình này thì nhà nước nên áp dụng cơ chế khoán đối với tất cả các cơ quan hành chính. Cần phải có quy định cụ thể, bắt buộc thực hiện đối với tất cả các đơn vị tránh tình trạng chây ỳ, không tự nguyện thực hiện cơ chế khoán.
- Về xây dựng đề án khoán:
Quyết định 192/2001/QĐ-TTg quy định cơ quan thực hiện thí điểm khoán phải xây dựng đề án thực hiện khoán trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Như phần trên đã trình bày thì đây là một yêu cầu mang tính hình thức, không khả thi cho cả cơ quan thực hiện khoán lẫn cơ quan chức năng phê duyệt đề án. Nhất là khi đã triển khai thực hiện cơ chế khoán đối với tất cả các cơ quan hành chính thì việc thẩm định và phê duyệt tất cả các đề án sẽ chiếm rất nhiều thời gian của cơ quan có thẩm quyền giao khoán, làm chậm trễ tốc độ triển khai thực hiện khoán. Ở đây có thể giải quyết theo hướng: Căn cứ vào biên chế và kinh phí quản lý hành chính được giao khoán các cơ quan tự xây dựng phương án thực hiện và đưa phương án khoán ra thảo luận công khai trong toàn cơ quan. Như vậy vừa phát huy được tính dân chủ, sáng tạo trong tổ chức, vừa thống nhất được tư tưởng và phương thức thực hiện.
- Về thời gian giao khoán:
Trong quy định hiện nay thì thời gian giao khoán ổn định 3 năm. Quy định này là chưa hợp lý vì hàng năm các cơ quan đều có một số cán bộ công chức được tăng lương theo định kỳ, số tiền lương tăng thêm này không được phản ánh trong kinh phí khoán do đó cơ quan hành chính phải sử dụng những khoản chi khác để bù vào. Thêm vào đó những biến động về giá cả hàng năm tuy chưa dao động đến mức 20% (để được điều chỉnh định mức) nhưng cũng ảnh hưởng rất lớn đến phần kinh phí giao khoán. Vì thế việc giao khoán cố định 3 năm như hiện nay là không hợp lý. Chỉ nên giao khoán kinh phí ổn định từng năm cho các cơ quan tuỳ thuộc tình hình thực tế của cơ quan và khả năng của ngân sách nhà nước.
- Về định mức kinh phí quản lý hành chính:
Định mức chi phí quản lý hành chính của Bộ Tài chính quy định hiện nay là quá thấp so với chi phí thực tế. Cần điều chỉnh cho sát với giá cả hiện tại. Cơ chế thu chi hiện nay cũng có nhiều bất cập cần sửa đổi. Cần quy định rõ những nội dung không thực hiện khoán chi, trong đó chi đoàn ra, đoàn vào được tính cả trong nước và đi nước ngoài công tác, học tập. Vì hiện nay có nhiều đơn vị cắt giảm tối đa việc cử cán bộ đi công tác do sợ ảnh hưởng đến kinh phí khoán của đơn vị và liên quan đến thu nhập của tập thể cán bộ, công chức toàn cơ quan.
- Về điều chỉnh mức giao khoán:
Theo Quyết định 192/2001/QĐ-TTg mức khoán chi hành chính chỉ được phép điều chỉnh trong các trường hợp: Nhà nước thay đổi chính sách tiền lương, có sự thay đổi ở mức tối thiểu là 20% đối với định mức, tiêu chuẩn, chế độ hiện đang là cơ sở cho việc lập dự toán và phân bổ kinh phí đối với các khoản chi thực hiện khoán, nhà nước có chính sách tăng chi cho các lĩnh vực thực hiện khoán, sáp nhập, chia tách cơ quan đơn vị theo quyết định của các cấp có thẩm quyền.
Nhưng trên thực tế, hầu như khối lượng công việc và nhiệm vụ được giao của các cơ quan hành chính thường xuyên được thay đổi do yêu cầu của cơ quan chủ quản, nhưng lại chưa có quy định điều chỉnh bổ sung kinh phí khoán đối với trường hợp này. Vì vậy cần bổ sung quy định điều chỉnh định mức khi có thêm công việc. Có thể giải quyết vấn đề này theo hướng: Khi phát sinh nhiệm vụ ngoài dự toán các cơ quan hành chính sẽ xây dựng phương án đề nghị bổ sung, điều chỉnh dự toán kinh phí trình cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết.
- Về nội dung quản lý biên chế giao khoán:
Nhà nước cần ban hành các quy định hoặc tiêu thức hướng dẫn việc xác định nhu cầu biên chế đối với các cơ quan hành chính thuộc chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương để làm cơ sở rà soát, sắp xếp lại biên chế đối với cơ quan này khi thực hiện khoán.
Việc giao biên chế quản lý hành chính cần căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc cụ thể cần giải quyết, mức độ phức tạp của công việc, của đối tượng quản lý, điều kiện và phương tiện quản lý, có xét đến yếu tố khu vực, vùng miền, dân số. Đồng thời, việc phân bổ biên chế cho các cơ quan phải đảm bảo giải quyết hai nhiệm vụ: xác định cơ cấu cán bộ, công chức hợp lý; xác định số lượng cán bộ công chức đúng, đủ trong mỗi công đoạn của quá trình quản lý.
- Về việc quản lý chất lượng hoạt động của những cơ quan thực hiện khoán:
Nhà nước cần có những chỉ tiêu định lượng cụ thể để đo lường chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính. Quyết định 192/2001/QĐ-TTg có quy định các cơ quan thực hiện khoán phải hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Nhưng như thế nào là tốt thì chưa có tiêu thức cụ thể nào để so sánh, đánh giá. Phương thức khoán chi ngân sách nhà
gói. Do đó đã xảy ra tình trạng để tăng phần kinh phí tiết kiệm nhiều cơ quan hành chính đã cắt giảm tối đa những khoản kinh phí hành chính thiết yếu, làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc được giao. Vì vậy, yêu cầu đặt ra ở đây là phải tăng cường công tác kiểm tra chất lượng công việc ở những cơ quan thực hiện khoán, đảm bảo nguyên tắc: chất lượng công việc của cơ quan này phải cao hơn hoặc bằng với chất lượng công việc trước khi thực hiện khoán.
- Về quy định xử lý các sai phạm
Cơ chế khoán tạo ra quyền tự chủ cho đơn vị trong việc giải quyết những vấn đề như sắp xếp tổ chức bộ máy, chi tiêu tài chính... Do đó cần phải có các chế tài xử lý các trường hợp vi phạm các nguyên tắc cơ chế khoán: vi phạm chế độ quản lý chi tiêu tài chính, không hoàn thành chức năng nhiệm vụ được giao, không đảm bảo chất lượng công việc... để đảm bảo các cơ quan hành chính không đi chệch khỏi mục tiêu của cơ chế khoán.
2.2. Bên cạnh việc hoàn thiện chính sách khoán cần triên khai đồng thời một số chính sách hỗ trợ như: thời một số chính sách hỗ trợ như: