Những vướng mắc trong tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính (Trang 44 - 47)

II. NHỮNG KHÓ KHĂN VƯỚNG MẮC VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG KHÓ KHĂN NÀY

1. Những khó khăn vướng mắc tồn tại trong việc thực hiện Quyết định 192/2001/QĐ-TTg

1.2. Những vướng mắc trong tổ chức thực hiện

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn việc thực hiện cơ chế khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đã được triển khai rộng khắp nhưng nhiều cơ quan, nhiều cấp, nhiều ngành vẫn chưa có nhận thức đầy đủ về cơ chế này, vẫn còn tư tưởng ỷ lại, chờ đợi những nơi khác thựuc hiện hoàn chỉnh thì mình mới thực hiện theo. Cơ chế khoán là cơ chế mới còn trong giai đoạn thí điểm nên nhiều nơi thiếu sáng tạo, năng động, ngại động chạm đến quyền lợi của một số người nên chưa chủ động triển khai. Bên cạnh một số Bộ, cơ quan trung ương (Bộ Tài chính, Bộ Lao động thương binh xã hội, Bộ Giao thông vận tải) và 58 tỉnh thành phố đã thực hiện thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính, vẫn còn nhiều cơ quan chưa thấy được sự cần thiết thực hiện thí điểm cơ chế này. Tính đến nay vẫn còn 23/26

Bộ, chiếm tỷ lệ 88%; 13/13 cơ quan ngang bộ chiếm tỷ lệ 100% và 6/64% tỉnh, thành phố chiếm tỷ lệ 9,37% chưa triển khai thực hiện cơ chế khoán.

- Việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị để xây dựng số lượng biên chế và số kinh phí quản lý hành chính giao khoán là rất khó khăn. Cách giao khoán hiện nay còn mang tính tương đối, áp dụng kinh nghiệm truyền thống, chưa có phương pháp định lượng khoa học để định mức khoán hợp lý. Cách làm này đã dẫn đến tình trạng trước khi thực hiện khoán cơ quan nào được giao nhiều biên chế và kinh phí hành chính thì chuyển sang nhận khoán sẽ có nhiều thuận lợi trong sắp xếp lao động và tiết kiệm kinh phí hành chính, ngược lại những cơ quan nào trước khoán được giao biên chế và kinh phí hành chính chặt chẽ thì chuyển sang nhận khoán sẽ gặp khoá khăn trong việc giảm biên chế và tiết kiệm chi tiêu.

- Có nhiều cán bộ, công chức nhận thức chưa đúng tinh thần của Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg, chỉ đơn thuần coi việc thực hiện khoán là để tăng thu nhập cho cán bộ, công chức mà chưa chú trọng đến các yêu cầu về đổi mới cơ chế quản lý, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho cơ quan trong việc sắp xếp bộ máy, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả công việc nên kết quả khoán tại những cơ quan này còn chưa rõ, chưa nâng cao được chất lượng làm việc, tinh giảm biên chế còn hạn chế.

- Chức năng nhiệm vụ, phạm vi quản lý nhà nước của một số cơ quan hành chính chưa được cơ quan chủ quản quy định rõ ràng, vì vậy đối với những cơ quan này việc xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy, sắp xếp biên chế giao khoán chưa thực hiện được.

- Đối với một số cơ quan do đặc điểm tổ chức nên chưa phân định rõ ràng được biên chế quản lý hành chính và biên chế sự nghiệp, dẫn tới việc khoán biên chế và dự toán còn mang tính chất tương đối giữa bộ phận quản lý

- Đối với phường-xã-thị trấn có quy mô dân số lớn (trên 30 ngàn dân) nhưng do quy định khoán theo chức danh quy định tài Nghị định số 121/NĐ-CP (tối đa không quá 25 người) và chưa thực hiện khoán đối với số cán bộ không chuyên trách dẫn đến một số bất hợp lý trong việc chi tiêu tài chính. Nhiều địa phương kiên nghị việc định biên phải được căn cứ và từng điều kiện về địa lý, dân số từng địa phương để áp dụng cho phù hợp không thể áp dụng một mức chung.

- Một vài cơ quan lúng túng trong việc tinh giảm biên chế đối với những cán bộ có sức khoẻ hoặc năng lực chuyên môn không đáp ứng được với yêu cầu của công việc vì lý do họ đã có thâm niên công tác trong ngành. Mặt khác nhà nước cũng chưa có những quy định cụ thể về cơ chế, chính sách phù hợp để giải quyết số cán bộ dôi dư nên chưa thúc đẩy được việc tinh giảm biên chế triệt để.

- Hầu hết các đơn vị dự toán đều do ngân sách nhà nước cấp. Song có một số đơn vị có nguồn thu phí và lệ phí được để lại theo chế độ quy định, nội dung chi được cụ thể hoá bằng các Thông tư hướng dẫn. Tuy nhiên, ở một số đơn vị do nguồn thu quá lớn dẫn đến hoạt động thường xuyên của đơn vị này đã sử dụng từ nguồn thu trên, nên khoản kinh phí ngân sách cấp không sử dụng đến và được xem là tiết kiệm để bổ sung thu nhập. Như vậy cần có quy định cho các đơn vị có thu và không có thu cho phù hợp mặt bằng chung.

- Qua tổng kết 3 năm thực hiện Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg cho thấy hầu hết các đơn vị thực hiện thí điểm khoán đều nâng cao được thu nhập cho cán bộ, công chức. Đây là một trong những thành tựu nội bật của cơ chế khoán, nhưng bên cạnh đó đã làm nảy sinh tâm lý tiêu cực cho rằng một số cơ quan có thể tăng quỹ lương lên gấp đôi khi thực hiện khoán và việc quy định mức chi tiêu hiện tại của nhà nước là quá xa so với thực tế.

- Quan hệ giữa cơ quan trung ương và địa phương, giữa cơ quan quản lý tổng hợp (quản lý biên chế, kế hoạch, tài chính) với cơ quan thực hiện

thí điểm khoán nhìn chung đã được cải thiện, giảm được hiện tượng “xin- cho”, nhưng vẫn còn hiện tượng can thiệp sâu vào hoạt động nội bộ của từng cơ quan.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w