2. Tình hình thực hiện Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành
2.1. Đổi mới tổ chức bộ máy và sắp xếp biên chế hợp lý:
Hầu hết các cơ quan đã chủ động sắp xếp lại cơ cấu tổ chức theo hướng hợp lý, xây dựng nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng, ban, từ đó bố trí hợp lý lao động và phân công nhiệm vụ rõ ràng hơn cho từng cán bộ. Bên cạnh đó còn khuyến khích lợi ích vật chất đối với số cán bộ dôi dư hoặc ho đi nâng cao nghiệp vụ để nâng cao năng lực công tác hoặc hỗ trợ cho những người thôi việc và chuyển sang công tác khác. Thực hiện một người có thể kiêm nhiệm nhiều công việc để khắc phục tình trạng chồng chéo nhiệm vụ kéo dài từ nhiều năm từ đó nâng cao được chất lượng và hiệu suất công việc.
“Theo báo cáo thực hiện năm 2002 của 22 tỉnh thành phố với 116 cơ quan quản lý hành chính thực hiện thí điểm khoán đã giảm biên chế được 306 người, đạt tỷ lệ giảm 5% so với tổng biên chế được giao khoán (306/6067 người). Một số địa phương có tỷ lệ giảm cao như: Tây Ninh (12,7%), Hà Nội (7,72%), Bến Tre (7,57%), Tiền Giang (6,9%), Ninh Bình (6,8%).
Báo cáo thực hiện năm 2003 của 50 tỉnh, thành phố với 399 cơ quan quản lý hành chính thực hiện khoán đã giảm biên chế 1512 người đạt tỷ lệ giảm 7,7% so với tổng biên chế giao khoán. Một số địa phương có tỷ lệ giảm cao như: Thành phố Hồ Chí Minh (giảm 21,6%), Tây Ninh (giảm 15,7%), Sóc Trăng (giảm 14,3%), Đà Nẵng (giảm 11,3%), Hà Nội (giảm 8,1%).
So sánh kết quả thực hiện năm 2003 với năm 2002 cho thấy số lượng các cơ quan thực hiện khoán biên chế tăng nhanh, tỷ trọng biên chế giảm của năm 2002 là 5% thì năm 2003 đã lên đến 7,7%. Điều đó cho thấy đã có sự chuyển biến tích cực theo thời gian trong việc thực hiện sắp xếp tinh giảm biên chế của các cơ quan thực hiện khoán.”7
Như vậy có thể thấy các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện thí điểm khoán đã tích cực tinh giảm biên chế để làm gọn nhẹ bộ máy quản lý nhà nước. Tuy nhiên cũng cần xem xét đến nguyên nhân thực tế của số biên chế được tinh giảm này. Trong số biên chế được tinh giảm thì được chia ra là những người đã đến tuổi nghỉ hưu, những người được chuyển công tác sang đơn vị khác và những người tự nguyện xin thôi việc.
Với những người đến tuổi nghỉ hưu thì có thể dễ dàng thấy rằng dù không thực hiện khoán thì họ cũng sẽ nghỉ việc trong thời gian đó. Do vậy con số này chưa phải là do hiệu quả của phương thức khoán. Nhưng mặt tích cực của cơ chế này lại thể hiện ở chỗ, nếu không thực hiện khoán thì khi có người nghỉ hưu, cơ quan hành chính sẽ lập tức tuyển thêm người thế chỗ.
Thứ hai là với những người chuyển công tác khác. Nếu những người đó được chuyển sang những cơ quan đúng với chuyên môn đang thiếu cán bộ hoặc những đơn vị sự nghiệp có thu thì điều này hoàn toàn hợp lý, tuy nhiên nếu thuyên chuyển họ sang những cơ quan chưa thực hiện khoán để giảm biên chế ở những cơ quan đã thực hiện khoán thì xét một cách tổng thể trong toàn ngành không hề giảm được số biên chế nào. Như vậy đây cũng là vấn đề cần quan tâm của những nhà hoạch định chính sách.
Với những người vì lý do sức khoẻ hoặc trình độ chuyên môn không đáp ứng được yêu cầu công việc, tự nguyện xin nghỉ việc thì đay mới là con số thực chất của việc tinh giảm biên chế. Nó góp phần củng cố, hoàn thiện bộ máy quản lý, đưa dần những người không đủ sức khoẻ, không đủ 7 Báo cáo của Bộ Tài chính về kết quả 2 năm thực hiện Quyết định 192/2001/QĐ-TTg
chuyên môn ra khỏi hệ thống. Các cơ quan hành chính cần mạnh dạn hơn nữa trong việc sử dụng những khuyến khích lợi ích vật chất để những người làm việc không hiệu quả tự nguyện xin nghỉ nhằm làm giảm bớt số lao động dư thừa trong bộ máy hành chính.
Từ các số liệu báo cáo ở trên cho thấy đa số các cơ quan hành chính nhà nước đều giảm biên chế nhiều hơn số định mức biên chế khoán. Điều này đã hợp lý hay chưa? Nếu số biên chế giảm quá mức cần thiết sẽ dẫn đến tình trạng tăng gánh nặng công việc cho số cán bộ, công chức còn lại, thêm vào đó sau khi thực hiện giảm biên chế thì cơ cấu đội ngũ cán bộ có đảm bảo không hay lại xảy ra tình trạng thiếu cán bộ chuyên trách trong một số lĩnh vực. Như vậy bên cạnh thành công của số lượng tinh giảm biên chế thì cũng cần kiểm tra chất lượng của công tác này đã hợp lý hay chưa.