Những cơ sở kỹ thuật của bảo hiểm nhân thọ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng trong công ty Bảo Việt Nhân Thọ Phú Thọ (Trang 32 - 39)

1.3.2.1 Nguyên tắc bảo hiểm:

- Nguyên tắc chỉ bảo hiểm sự rủi ro, không bảo hiểm sự chắc chắn (Fortuity not certainty): Chỉ bảo hiểm một rủi ro xảy ra bất ngờ, ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của con người chứ không bảo hiểm một cái chắc chắn xảy ra. - Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (utmost good faith): Tất cả các giao dịch kinh doanh cần được thực hiện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, trung thực tuyệt đối. Cả người được bảo hiểm và người bảo hiểm đều phải trung thực trong tất cả các vấn đề.

- Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm (insurable interest): Quyền lợi có thể được bảo hiểm là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan đến, gắn liền với, hay phụ thuộc vào sự an toàn hay không an toàn của đối tượng bảo hiểm. Nguyên tắc này chỉ ra rằng người được bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm. Quyền lợi có thể được bảo hiểm có thể là quyền lợi đã có hoặc sẽ có trong đối tượng bảo hiểm.

- Nguyên tắc bồi thường (indemnity): Theo nguyên tắc bồi thường, khi có tổn thất xảy ra, người bảo hiểm phải bồi thường như thế nào đó để đảm bảo cho người được bảo hiểm có vị trí tái chính như trước khi có tổn thất xảy ra, không hơn không kém. Các bên không được lợi dụng bảo hiểm để trục lợi. - Nguyên tắc thế quyền (subrobgation): Theo nguyên tắc thế quyền, người bảo hiểm sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm, có quyền thay mặt người được bảo hiểm để đòi người thứ ba trách nhiệm bồi thường cho mình.

1.3.2.2 Những cơ sở kỹ thuật của bảo hiểm nhân thọ

Bảo hiểm nhân thọ là nghiệp vụ đồng thời có mục đích bảo hiểm cho một rủi ro và tạo ra một khoản tiết kiệm. Các công ty bảo hiểm phải tuân theo những quy tắc định phí đặc biệt. Bên cạnh đó, các công ty bảo hiểm cũng phải luôn coi những người được bảo hiểm là các chủ nợ đặc biệt, và phải luôn duy trì khoản nợ này dưới hình thức các “dự phòng toán học”. Việc định phí và quá trình đầu tưtừ nguồn phí bảo hiểm, sẽ tạo ra các khoản lời. Về nguyên tắc những người tham gia bảo hiểm cũng được phân chia một phần khoản lời thu được tạo ra. Việc định phí bảo hiểm đòi hỏi phải sử dụng nhiều đến các phương pháp toán học.

Định phí bảo hiểm:

Để tính phí cho một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, người được bảo hiểm cần đánh giá được xác suất tử vong của người được bảo hiểm trong thời hạn hợp đồng bảo hiểm (Bảo hiểm tử vong) hoặc xác suất sống đến hết hạn hợp đồng bảo hiểm (Bảo hiểm sống). Nghiệp vụ ban đầu này được tiến hạnh từ các bảng thống kê cho phép xác định được xác suất để thanh toán trợ cấp.

- Các bảng tỷ lệ tử vong: Bảng tỷ lệ tử vong là bảng thống kê nhân khẩu cho phép người bảo hiểm nhân thọ xác định được phí thuần của các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

+ Từ các bảng tỷ lệ tử vong đưa ra số lượng người sống (lx) ở mỗi lứa tuổi x của một số lượng người được giả thiết ban đầu.

+ Các bảng tỷ lệ tử vong cũng chỉ ra số lượng người chết giữa một lứa tuổi x đến x+1. Xác suất tử vong giữa lứa tuổi x đến x+1 được gọi là qx.

qx = dxlx

+ Các bảng cho phép tính toán xác suất sống và xác suất tử vong của tất cả mọi lứa tuổi và trong tất cả các thời kỳ.

xPx+n = Px+n Lx

Trong đó: xPx+n là xác suất số người ở độ tuổi x sống đến tuổi x+n Lx là số lượng người sống ở độ tuổi x

Px+n là số lượng người sống ở độ tuổi x+n

Xác suất tử vong:

xQx+n = Lx - Lx+n Lx

Tronđó:xQx+n là xác suất tử vong của người sống ở độ tuổi x đến tuổi x+n. Lx là số lượng người sống đến độ tuổi x.

Lx+n là số lượng người sống đến độ tuổi x+n

Lx – Lx+n là số lượng người chết giữa độ tuổi x và độ tuổi x+n - Nguyên tắc xây dựng các bảng tỷ lệ tử vong:

Xây dựng bảng tỷ lệ tử vong là công việc hết sức phức tạp và tốn kém. Tuy nhiên nếu không xây dựng được các bảng tỷ lệ tử vong khoa học thì khó có thể tiến hành các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ được. Việc xây dựng các bảng tỷ lệ tử vong ở nhiều nước được tiến hành trên nguyên tắc rất chặt chẽ và dựa trên nhiều yếu tố. Trên thực tế khi xây dựng bảng tỷ lệ tử vong, người ta tính đến các yếu tố sau:

+ Để lập các bảng tỷ lệ tử vong, người ta theo dõi nhiều năm về sự tử vong xẩy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau (từ 0,1,…100 tuổi). Sau đó mỗi trường hợp tử vong ở mọi lứa tuổi đưa vào một nhóm dân số có cùng lứa tuổi đó. Như vậy người ta thu được xác suất tử vong mở mỗi lứa tuổi. Dựa vào kết quả này người ta lập ra các bảng tỷ lệ tử vong.

+ Sự tử vong của nam giới và nữ giới được lập ra một bảng riêng. Ở nhiều nước tuổi thọ của nữ giới cao hơn rất nhiều so với nam giới. Nhưng cũng có những nước lại ngược lại như Ấn độ. Ở nước ta tuối thọ trung bình của nữ giưói cũng cao hơn của nam giới. Như vậy cần thiết phải lập bảng tỷ lệ tử vong cho nam giới và nữ giới.

+ Khi xây dựng các bảng cần phải tính đến sự phát triển của tuổi thọ con người. Cùng với sự tiến bộ về mức sống và xã hội, tuổi thọ trung bình con người cũng tăng lên theo thời gian. Sự tiến triển này tác động lớn đến các hợp đồng trợ cấp trọn đời và trợ cấp hưu trí các khoản này phải trả dài hơn.

Chính vì lý do này, các bảng cũng phải thường xuyên cần được tu tỉnh hoặc được lập lại.

+ Tuổi thọ của những người được bảo hiểm và tuổi thọ của dân số nói chung là không giống nhau.

Các bảng được thiết lập dựa trên một mẫu dân số đó, nó không biểu hiện chính xác tuổi của những người được bảo hiểm. Trên thực tế, những người được bảo hiểm trong các bảo hiểm sống, sống trung bình lâu hơn những người được bảo hiểm trong trường hợp bảo hiểm tử vong. Đây là điều vấn đề mà người bảo hiểm cần phải tính đến khi định phí bảo hiểm.

+ Ngoài tuổi, giới tính và thế hệ tuổi thọ con người còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác. Đó là các yếu tố về trế độ chính trị, xã hội của đất nước, khí hậu, địa lý, nghề nghiệp và lối sống. Như vậy người bảo hiểm có thể nghĩ đến các bảng kinh nghiệm nếu được luật pháp cho phép.

+ Các loại bảng được sử dụng trong việc tính phí bảo hiểm cho các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ khác nhau. Thông thường người ta sử dụng Bảng tử vong ký hiệu là TD và bảng tỷ lệ sồng ký hiện là TV. Ngoài 2 bảng TD và TV, các công ty bảo hiểm còn có thể sử dụng các bảng kinh nghiệm do chính các công ty đưa ra.

- Lãi suất kỹ thuật: Trong phần đặc trưng của bảo hiệm nhân thọ đã nếu ra, người bảo hiểm sau khi thu phí bảo hiểm sẽ không để trong két sắt mà mang đầu tư để thu lợi nhuận. Nhân tố này làm giảm phí bảo hiểm. Nếu người bảo hiểm khi định phí dự kiến đầu tư với lãi suất cao, song thực tế đầu tư với lãi suất thấp thì sẽ dẫn đến lỗ.

- Nguyên tắc tính phí bảo hiểm: Cơ cấu phí bảo hiểm nhân thọ cũng hoàn toàn tương tự như các loại bảo hiểm khác. Ngoài phí thuần để đảm bảo thực hiện cam kết với người được bảo hiểm, nhà bảo hiểm còn phải cộng thêm vào các khoản phí khác.

Phí thuần + Các chi phí = Phí thương mại Các chi phí bao gồm:

+ Các chi phí quản lý: Đa số các chi phí tương đương với khoản chi tiêu trong tương lai của nhà bảo hiểm dàn trải theo thời gian.Các chi phí quản lý bao gồm chi phí trong thời gian thu phí bảo hiểm (cộng cả chi phí thu phí), các chi phí quản lý trong thời kỳ không thu phí, các chi phí thanh toán tiền bảo hiểm.

+ Các chi phí để có được hợp đồng: đó là chi phí trả cho người đem lại hợp đồng cho công ty bảo hiểm. Khoản chi này phải trả ngay một lần vào năm nghiệp vụ đầu tiên, hoặc cũng có thể dàn trải theo thời gian. Đây là vấn đề tế nhị và khó, nó làm thay đổi khá nhiều đến lợi nhuận được phân chia giữa các năm.

Ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung trên, việc định phí bảo hiểm nhân thọ cần chú ý đến các điểm sau:

1, Dùng phương pháp của toán tài chính để tính toán giá trị hiện tại theo xác suất của những cam kết và các chi phí về quản lý.

2, Không tính đến sự biến động theo thời gian, về mặt kinh tế nhà bảo hiểm và người được bảo hiểm luôn bình đẳng.

3, Việc định phí bảo hiểm ít nhiều mang tính tự do, song chỉ là sự tự do trong khuôn khổ của các quy định nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm.

1.3.3. Những loại trừ rủi ro

Trong các hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp sống, thì sự tử vong của người được bảo hiểm không có gì phải lo sợ vì điều kiện thanh toán tiền bảo hiểm là sự kiện sống đến kỳ hạn của người được bảo hiểm.

Ngược lại trong các hợp đồng bảo hiểm tử vong, pháp luật về bảo hiểm thường loại trừ những trường hợp sau:

- Người được bảo hiểm tự tử: thông thường trường hợp loài trừ này đối với trường hợp người được bảo hiểm tự nguyện tìm đến cái chết trong 2 năm đầu tiên của hợp đồng bảo hiểm.

- Người được bảo hiểm bị kết án tử hình

- Người thụ hưởng cố ý gây ra sự tử vong cho người được bảo hiểm. Khi xảy ra trường hợp này thì hợp đồng bảo hiểm sẽ không có giá trị đối với người thụ hưởng tội phạm. Tuy nhiên nếu có nhiều người thụ hưởng thì những người thụ hưởng khác người thụ hưởng tội phạm vẫn được hưởng số tiền bảo hiểm, trừ khi họ cũng là tòng phạm.

1.3.3.2 Trường hợp loại trừ do chiến tranh

Trừ trường hợp có thoả thuận đặc biệt, các hợp đồng bảo hiểm đến loại trừ rủi ro chiến tranh.

1.3.3.3 Những loại trừ theo thoả thuận

Ngoài những lạo trừ tuyệt đối theo pháp luật, các nhà bảo hiểm còn có thể loại trừ một số rủi ro khác:

- Các hoạt động đặc biệt nguy hiểm: Thể thao mạo hiểm, nhân viên hàng không, thợ hầm mỏ…

- Hậu quả của một số bệnh hoặc tai nạn sẵn có.

Những người ký kết hợp đồng sử dụng quyền chủ nợ về các quỹ dự phòng toán học. Những quyền này được cụ thể bằng khả năng thực hiện các nghiệp vụ: Giảm số tiền bảo hiểm, chuộc lại và ứng trước.

1.3.4.1 Giảm số tiền bảo hiểm

Sau khi ký hợp đồng bảo hiểm, người được bảo hiểm ngừng trả phí bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm không bị huỷ bỏ khi hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm lơn hơn hoặc bằng 24 tháng. Nhưng khi đó số tiền bảo hiểm sẽ bị giảm xuống.

Những điều kiện cần thiết: Giảm số tiền bảo hiểm chỉ sảy ra trong các điều kiện sau:

- Trong trường hợp không trả phí bảo hiểm hoặc người ký kết yêu cầu và; - Hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực từ 2 năm trở lên.

1.3.4.2 Chuộc lại hợp đồng

Là nghiệp vụ qua đó, theo yêu cầu của người ký kết, nhà bảo hiểm sẽ hoàn lại một phần hoặc toàn bộ dự phòng toán học cho người được bảo hiểm. Sự chuộc lại sẽ làm cho hợp đồng hoàn toàn hết giá trị. Chuộc lại hợp đồng cho phép người ký kết thu lại một phần hoặc toàn bộ dự phòng toán học. Điều này có tác dụng tôt khi người ký kết có nhu cầu tài chính cấp bách hoặc không có nhu cầu về bảo hiểm nữa.

Tuy nhiên chuộc lại hợp đồng không thể thực hiện được đối với mọi hợp đồng. Nó không thể được tiến hành đối với các hợp đồng với số tiền bảo hiểm trả sau không có hoàn phí và những hợp đồng tử vong tạm thời.

Những điều kiện cần thiết để chuộc lại hợp đồng:

- Chuộc lại hợp đồng chỉ tồn tại trong các hợp đồng đã có một dự phòng toán học đầy đủ (Thông thường khi hợp đồng có hiệu lực từ đủ 2 năm trở lên) - Đơn đề nghị bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm phải bao hàm sự chỉ dẫn về giá trị chuộc lại trong một vài năm đầu tiên của hợp đồng.

- Mỗi kỳ hạn hàng năm, nhà bảo hiểm phải thông tin về số tiền chuộc lại cho người ký kết hợp đồng.

1.3.4.3 Ứng trước trên hợp đồng.

Ứng trước trên hợp đồng là một khoản được nhà bảo hiểm thoả thuận cho người ký kết hợp đồng vay, bằng việc trích một phần trên dự phòng toán học.

Chỉ thực hiện nghiệp vụ ứng trước hợp đồng khi các hợp đồng có thể chuộc lại.

Một vài nghiệp vụ khác:

- Thế chấp hợp đồng bảo hiểm để vay vốn

- Chuyển đổi hợp đồng bảo hiểm: Chuyển đổi người tham gia bảo hiểm, chuyển đổi giữa các loại hình bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng trong công ty Bảo Việt Nhân Thọ Phú Thọ (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w