- Anh Cốc này, nếu vầng trăng kia rơi xuống lòng anh, anh có dám giữ lấy làm của riêng không?
4.4. Phong tục tập quán của dân tộc Tày thể hiện trong lời thoạ
Phong tục tập quán là một trong những đặc điểm quan trọng để tạo nên bản sắc cho mỗi dân tộc. Lời thoại của văn xuôi Vi Hồng có một giá trị đặc biệt, đó là hoặc đã chuyển tải hoặc đã giới thiệu những nét văn hoá đặc sắc của dân tộc Tày. Dưới đây là ví dụ tiêu biểu:
Ví dụ (20):
- Bố mẹ ơi. Từ ngày bố mẹ chết, người trong bản trong mường cứ bảo con không phải là con đẻ của bố mẹ. Có đúng vậy không ạ?- Hồn thiêng hai
bố mẹ nuôi của Cẩu Tệnh cũng nói trong tiếng đau đớn xé lòng của một linh hồn suốt mấy năm ân hận.
- Những ngày bố mẹ còn sống, không nói cho con biết sự thật đó, đến khi chết mới ân hận! Vì thế mấy năm nay năm ngày một phiên chợ phiên nào bố mẹ cũng ra chợ Tam Quang mong được gặp con để nói sự thật. Bố mẹ mong hồn con lên chợ Tam Quang đỏ cả mắt, mòn cả gót chân hôm nay mới gặp. Ở cõi âm này mọi linh hồn, mọi người đều nói thật với nhau cả, cho dù ở trần gian họ là kẻ cướp. Cho nên những điều hôm nay bố mẹ nói với con là sự thật. Con không phải là con đẻ của bố mẹ. Bố mẹ chỉ nuôi con từ lúc mới lọt lòng.
[59, 29]
Đây là cặp thoại giữa hai linh hồn với nhau- hồn của Cẩu Tệnh và hồn bố mẹ nuôi. Phiên chợ Tam Quang xuất hiện trong lời hồi đáp của hồn bố mẹ nuôi Cẩu Tệnh chính là nơi gặp gỡ của người cõi âm và người còn sống dưới sự dẫn dắt của cô Then. Theo phong tục của người Tày, hồn người sống có thể gặp gỡ với linh hồn những thân thiết trên mường trời để cùng dạo chơi, hỏi thăm, chia sẻ, để tha thứ cho nhau và an ủi lẫn nhau. Sau những lời đối thoại cay đắng hay mừng vui giữa những linh hồn đã chết và hồn người sống là những lời hát ngọt ngào với tiếng đàn tha thiết, an ủi hay vỗ về hai linh hồn. Những cuộc tâm tình cảm động như thế có lẽ chỉ có ở phiên chợ Tam Quang của người dân tộc Tày.
Ví dụ (22):
- Thế anh có biết én số phận của anh đậu vào cây gì không? - Anh có tham dự vào cái lễ thả én ương số phận đâu mà! ...
[59, 139]
Trong lời thoại của cặp thoại này, chúng ta gặp một nét văn hoá đặc sắc của người Tày - đó là lễ thả én ương số phận. Lễ này thường được tổ chức vào mùa xuân, là lễ của những người con gái. Những người con trai tham gia với vai trò là người dẫn đường, người nào có linh hồn nhạy cảm và vía thiêng thường là người được các cô gái mời làm lễ. Nếu không mời được các cô gái sẽ ghi trộm tên chàng trai vào cuộc lễ. Rằng Xao là chàng trai có linh hồn nhạy cảm và thường được mời hơn cả. Những con én số phận được các cô gái khéo tay gấp bằng những tờ giấy mầu rực rỡ và sẽ được đốt đi để hoá thành hồn cất cánh đi khắp mọi tìm nơi đậu nơi dừng. Người Tày xưa tin rằng số phận của người con gái có thể đậu nơi cao sang, ngược lại cũng có thể như cánh bèo bị vùi dập giữa dòng nước lũ. Thông qua lời thoại giới thiệu về lễ thả én ương số phận, nhà văn Vi Hồng đã dắt người đọc vào một không gian văn hoá đậm bản sắc của người Tày, để chúng ta thêm trân trọng phong tục tập quán lâu đời của một dân tộc giàu bản sắc này.
4.5. Kết luận chƣơng
Trong chương này, chúng tôi đã phân tích giá trị của lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng thông qua các yếu tố: hệ thống từ ngữ địa phương trong lời thoại, việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong lời thoại, phương thức diễn đạt trong lời thoại và phong tục tập quán của người Tày thể hiện trong lời thoại. Từ đó có thể thấy ngòi bút Vi Hồng đã miêu tả chân thực cuộc sống, tâm tư, tình cảm của con người núi rừng Việt Bắc. Bản sắc văn hoá dân tộc Tày thấm đượm trong những lời thoại của ông. Từ đó, cũng có thể thấy phong cách nhà văn Vi Hồng được định hình, chính là phong cách của một nhà văn gắn bó sâu sắc với đất và người Việt Bắc. Chính điều đó đã khiến cho độc giả luôn yêu mến và nhớ đến nhà văn cũng như những tác phẩm của ông.