Các hành vi ngôn ngữ thuộc lớp hành vi biểu cảm

Một phần của tài liệu Luận văn: BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU LỜI THOẠI TRONG VĂN XUÔI VI HỒNG pdf (Trang 81 - 87)

Trong lời thoại các tác phẩm văn xuôi Vi Hồng đã khảo sát, có 158 hành vi ngôn ngữ thuộc lớp hành vi biểu cảm được sử dụng, chiếm tỷ lệ  7,47% tổng số các hành vi ngôn ngữ (158/2115). Đó là các hành vi sau đây:

a. Hành vi an ủi

Theo số liệu thống kê của chúng tôi, số lượng hành vi an ủi được nhà văn sử dụng là 49 hành vi, chiếm tỷ lệ  31,01% tổng số các hành vi thuộc lớp biểu cảm (49/158). Dưới đây là ví dụ tiêu biểu:

Ví dụ (18):

- Bà là bà của cháu thôi. Bố mẹ cháu hãy còn sống cả. Cháu nên về nhà đi. - Không bà ạ. Cháu vẫn ở cái nhà con con trên trái rừng hoa quả của bà chờ đến ngày có một người đàn ông nào đó, dù xấu xí, dù già cả cũng được đến rước cháu đi làm vợ.

- Cháu đừng bi quan thế. Đời cháu còn trẻ, còn đẹp và còn dài. Cháu đừng lo...Cháu sẽ xuống ở nhà với bà, nếu cháu chưa muốn về nhà.

[60,247]

Ví dụ vừa dẫn trích trong tác phẩm "Đi tìm giàu sang". Đây là cuộc thoại diễn ra giữa bà Nọi Lai và Nhình Hỷ. Nhình Hỷ đang rất bi quan về số phận của mình (bị mang tiếng là bệnh hủi, bị chồng ruồng rẫy). Bà Nọi Lai là người đã tìm cách minh oan cho cô và giờ đây lại an ủi cô "Cháu đừng lo", bởi lẽ "đời cháu còn trẻ, còn đẹp và còn dài". Lời an ủi của bà Nọi Lai bày tỏ sự thông cảm và động viên Nhình Hỷ. Vì thế, phát ngôn "Cháu đừng lo" chính là phát ngôn sử dụng hành vi ngôn ngữ an ủi.

b. Hành vi mong muốn

Chúng tôi đã thống kê được 33 hành vi mong muốn trong lời thoại các tác phẩm đã khảo sát. Số lượng này chiếm tỷ lệ  20,89% tổng số các hành vi thuộc lớp biểu cảm (33/158). Xin dẫn ví dụ dưới đây:

Ví dụ (19):

- Quả hôm nay, anh Eng tôn quý đã mang lại cho tôi nhiều cái mới mẻ. - Tôi mong rằng những điều mới mẻ và tốt đẹp ấy sẽ lớn dần trong người anh.

[60,231]

Ví dụ này là đối thoại giữa Eng Háo và Ma Chàn trong tác phẩm "Đi tìm giàu sang". "Những điều mới mẻ và tốt đẹp" mà Eng Háo nói ở đây chính là nghị lực sống, là sự hướng thiện của Ma Chàn. Eng Háo đã bày tỏ sự mong muốn, nguyện vọng của mình rằng "những điều mới mẻ và tốt đẹp ấy" sẽ ngày càng nảy nở trong Ma Chàn. Bởi thế, hành vi ngôn ngữ mà Eng Háo sử dụng trong phát ngôn của mình "Tôi mong rằng những điều mới mẻ và tốt đẹp ấy sẽ lớn dần trong người anh" chính là một hành vi mong.

c. Hành vi đe doạ

Theo số liệu điều tra, 18 hành vi đe doạ đã được sử dụng, chiếm tỷ lệ

11,39% tổng số các hành vi thuộc lớp biểu cảm (18/158). Xin dẫn ví dụ tiêu biểu dưới đây:

Ví dụ (20):

- Chị Mièo Hỷ không được "mắc coóc" anh Eng! Lần sau chị còn làm thế em sẽ mách bố!

- Mách bố thì tao sợ gì. - Mièo Hỷ vừa nói vừa "mắc coóc" Xảu Xảy. [60,15]

Phần in nghiêng trong ví dụ này chính là lời đe doạ "sẽ mách bố" của Xảu Xảy với chị Mièo Hỷ nếu Mièo Hỷ còn tái phạm việc “mắc coóc" (ngửa bàn tay nắm hờ cố vào đầu) kẻ ở của mình. Lời đe doạ này bày tỏ sự khó chịu của Xảu Xảy trước việc làm của Mièo Hỷ. Hành vi ngôn ngữ trong phát ngôn "Lần sau chị còn làm thế em sẽ mách bố" chính là hành vi đe doạ.

d. Hành vi cảm ơn

Nhà văn Vi Hồng đã sử dụng 17 hành vi cảm ơn. Số lượng này chiếm tỷ lệ 10,76% tổng số các hành vi thuộc lớp biểu cảm (17/158). Xin dẫn lại ví dụ (12):

Ví dụ (12):

- Em nên đi học đại học đi, Na à. Em là người con gái thông minh có bản lĩnh lắm.

- Cảm ơn anh! ...

[58,148]

Trong ví dụ này, chuỗi phát ngôn của nhân vật Na có một hành vi cảm ơnCảm ơn anh”. Hành vi cảm ơn này là hành vi nhằm bày tỏ sự biết ơn của Na đối với Hoan vì sự quan tâm của anh đối với cô.

e. Hành vi than

Theo số liệu điều tra, 11 hành vi than đã được sử dụng, chiếm tỷ lệ

6,96% tổng số các hành vi thuộc lớp biểu cảm (11/158). Xin dẫn ví dụ tiêu biểu dưới đây:

Ví dụ (21):

- Không đúng! Anh lại nói dối. Anh là một kẻ xấu xa, không muốn làm lại cuộc đời như anh đã hứa với em hàng trăm lần. Hứa đến nỗi cái cột cái kèo trong nhà cũng bật vểnh tai. Xong rồi là xong đấy. Bây giờ anh cũng lại nói dối. Nói dối một cách trong sạch và ngọt ngào! Than ôi, chẳng lẽ những kiếp người lầm lỡ là định mệnh hay sao...

[60,192]

Trong lời thoại của nhân vật Nọi trích trong tác phẩm “Đi tìm giàu sang” vừa dẫn, chuỗi phát ngôn của nhân vật chứa một hành vi thanThan ôi, chẳng lẽ những kiếp người lầm lỡ là định mệnh hay sao...”. Hành vi này bày

tỏ sự xót thương cho Ké Háo - một kẻ lầm lỡ nhưng không gột rửa được tội lỗi của mình.

f. Hành vi xin lỗi

Theo sự thống kê của chúng tôi, nhà văn Vi Hồng đã sử dụng 10 hành vi xin lỗi. Số lượng này chiếm tỷ lệ  6,33% tổng số các hành vi thuộc lớp biểu cảm (10/158). Dưới đây là ví dụ tiêu biểu:

Ví dụ (22):

- Con ơi! Bố mẹ có lời “bố tang” (xin lỗi) đến con, bố mẹ không bỏ con đâu, nhưng tại cái lão chánh Kiệm già héo khô ấy...Thôi, mặc cho lão...Thế...con tự chọn lấy người đưa dâu hay để bố mẹ mới như cũ thì bảo mẹ...

- Các bạn lo cho con cả rồi mẹ ạ!

[58,143]

Cuộc thoại trên là cuộc thoại của Slao và bố mẹ mình trích trong tác phẩm “Núi cỏ yêu thương”. Bố mẹ Slao đã cấm đoán chuyện hôn nhân của con gái vì chịu áp lực của lão Chánh Kiệm và ông bà đã phải hối lỗi về chuyện này. Để bày tỏ sự hối hận, bố mẹ Slao đã thực hiện hành vi xin lỗi cô “Bố mẹ có lời “bố tang” (xin lỗi) đến con”. Đây cũng là lối nói rất đặc trưng của người Tày so với người Kinh.

g. Hành vi khen

Số lượng hành vi khen mà nhà văn Vi Hồng sử dụng trong lời thoại các tác phẩm đã khảo sát là 9 hành vi, chiếm tỷ lệ  5,70% tổng số các hành vi thuộc lớp biểu cảm (9/158). Xin dẫn ví dụ dưới đây:

Ví dụ (23):

- Trời ơi! Hôm nay em Tô Ngần của anh đẹp quá! Anh đã thề với em trăm lần là lần này anh yêu em là để anh lấy vợ. Chứ không phải chơi nụ chơi

- Anh đừng nghĩ, đừng cuồng tín là em sức nước hoa để đợi anh đâu đấy. [59,247]

Trong ví dụ này, nhân vật Cháp Chá đã bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình với Tô Ngần - một cô gái khoẻ khoắn và thẳng thắn qua phát ngôn “Hôm nay em Tô Ngần của anh đẹp quá!”. Qua đó, Cháp Chá đã trực tiếp bày tỏ hành vi

khen.

h. Hành vi chào

Theo sự thống kê của chúng tôi, nhà văn Vi Hồng đã sử dụng 8 hành vi

chào. Số lượng này chiếm tỷ lệ  5,06% tổng số các hành vi thuộc lớp biểu cảm (8/158). Dưới đây là ví dụ tiêu biểu:

Ví dụ (24):

- Em có lời đẹp chào anh trong nhà, có lời phiền hỏi anh tin tức. Thưa anh, ở mường này có ai tên là Sầm Vàng Khao không ạ?

[59,18]

Hành vi chào trong ví dụ vừa dẫn được thể hiện qua phát ngôn “Em có lời đẹp chào anh trong nhà” của nhân vật Thieo Mây. Qua đó, Thieo Mây đã bày tỏ sự lịch sự của mình đối với người được hỏi là Cẩu Tệnh. Đây cũng là một lối nói đặc trưng nữa trong giao tiếp của người Tày.

i. Hành vi châm biếm

Số lượng hành vi châm biếm mà nhà văn Vi Hồng sử dụng trong lời thoại các tác phẩm Vi Hồng đã khảo sát là 3 hành vi, chiếm tỷ lệ  1,90% tổng số các hành vi thuộc lớp biểu cảm (3/158). Xin dẫn ví dụ dưới đây:

Ví dụ (25):

- Thế anh có biết én số phận của anh đậu vào cây gì không? - Anh có tham dự vào cái lễ thả én ương số phận đâu mà!...

- Ê, thế là anh lạc hậu rồi nhá. Anh bị các chị ấy ghi trộm tên để làm người dẫn đường trong cuộc lễ đấy...

- Ôi, các chị của em cũng yêu quý anh đến thế kia đấy!...

[59, 140]

Đây là cuộc thoại diễn ra giữa Rằng Xao và em gái của mình – Tô Ngần trong tác phẩm “Chồng thật - vợ giả”. Nhân vật có nhắc tới lễ thả én ương số phận - một phong tục đặc sắc của dân tộc Tày. Lễ này thường được tổ chức vào mùa xuân. Trong đó, với vai trò là người dẫn đường, chàng trai nào có linh hồn nhạy cảm và vía thiêng thường là người được các cô gái mời làm lễ. Rằng Xao là một trong những chàng trai mà các cô gái mơ ước để mời tham gia lễ thả én ương. Nhưng không vì thế mà anh cảm thấy vinh dự, trái lại anh thấy có chút gì đó mỉa mai, chua chát. Rằng Xao đã bày tỏ trạng thái tâm lý ấy bằng hành vi châm biếm thông qua phát ngôn “Ôi, các chị của em cũng yêu quý anh đến thế kia đấy”.

Tóm lại, nhà văn Vi Hồng đã sử dụng 9 kiểu hành vi thuộc lớp hành vi ngôn ngữ biểu cảm, bao gồm: an ủi, mong muốn, đe doạ, cảm ơn, than, xin lỗi, khen, chào và châm biếm. Trong đó, hành vi an ủi chiếm số lượng nhiều nhất, hành vi châm biếm chiếm số lượng ít nhất.

Có thể hình dung về các hành vi ngôn ngữ thuộc lớp hành vi biểu cảm trong lời thoại văn xuôi Vi Hồng ở bảng tổng kết 3.4 dưới đây:

Bảng 3.4. Bảng tổng kết các hành vi ngôn ngữ thuộc lớp hành vi biểu cảm trong lời thoạivăn xuôi Vi Hồng

Hành vi Số lƣợng Tỷ lệ % An ủi Mong muốn Đe doạ Cảm ơn Than Xin

lỗi Khen Chào

Châm biếm

Số lượng 49 33 18 17 11 10 9 8 3

Một phần của tài liệu Luận văn: BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU LỜI THOẠI TRONG VĂN XUÔI VI HỒNG pdf (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)