Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép

Một phần của tài liệu Luận văn: BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU LỜI THOẠI TRONG VĂN XUÔI VI HỒNG pdf (Trang 60 - 63)

Theo sự thống kê của chúng tôi, số lượng lời thoại phức hợp có cấu tạo ngữ pháp là câu ghép là 30 lời thoại, chiếm tỷ lệ  3,38% tổng số lời thoại phức hợp (30/793) và chiếm tỷ lệ  2,07% tổng số lời thoại thoại đã khảo sát (30/1449).

Có thể chia lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép, tuỳ theo tính chất và quan hệ của các vế câu thành các tiểu loại.

Theo tư liệu điều tra của chúng tôi, lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép trong văn xuôi Vi Hồng có thể chia thành 03 loại:

- Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép chính phụ; - Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép đẳng lập; - Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép chuỗi.

a. Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép chính phụ

Số lượng lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép chính phụ trong văn xuôi Vi Hồng là 12 lời thoại, chiếm tỷ lệ 40% tổng số lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép (12/30). Dưới đây là một ví dụ tiêu biểu:

Ví dụ (20):

- Em đừng có lo, anh có đủ tiền để nuôi chị em bằng thịt cá! Còn bà Nọi Lai là một người vô cùng tốt. Con người có bụng dạ rộng rãi, đầy mấy bồ tình thương người. Em khỏi lo lắng đi – Nhưng thằng Xảu Xảy vẫn cứ lưỡng lự. Nó vẫn không quay về.

- Em yên tâm. Anh đi con đường khác để đến với Nhình Hỷ của em. Và, nếu thằng Ma Chàn muốn đổ cơm canh trên tay anh xuống khe thì anh sẽ cho nó xuống khe trước khi nó làm việc đó.

[60,172]

Lời thoại phức hợp “Nhưng nếu anh đưa cơm vào cửa rừng, cái ông Ma Chàn lại đổ xuống khe thì anh làm thế nào?” có cấu tạo là một câu ghép chính phụ giả thiết/hệ quả. Vế phụ của câu ghép “nếu anh đưa cơm vào cửa rừng, cái ông Ma Chàn lại đổ xuống khe” là vế chỉ giả thiết. Vế chính của câu ghép “thì anh làm thế nào” là vế chỉ hệ quả. Hai vế câu được nối với nhau bởi cặp quan hệ từ “nếu…thì”.

b. Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép đẳng lập

Câu ghép đẳng lập “là câu ghép trong đó quan hệ ngữ pháp giữa các vế câu là ngang hàng nhau, không vế nào phụ thuộc vế nào” [7,309].

Trong văn xuôi Vi Hồng, theo số liệu thống kê của chúng tôi, tổng số lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép đẳng lập là 12 lời thoại, chiếm tỷ lệ 40% tổng số lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép (12/30). Xin dẫn ví dụ dưới đây:

Ví dụ (21):

- Anh ăn đi anh Háo ạ. Em tên là Nhình. Em có thể tiếp rượu với anh được chứ?

- Sức rượu của cô bao nhiêu mà lại định đọ với tôi?

- Em uống chơi thì hết một lít. Uống thật thì hết hai lít. Uống cố thì hết ba lít! - Vừa nói cô Nhình vừa cười dòn như bỏng nếp nổ trên chảo.

[60,259]

Trong ví dụ trên, cấu tạo của lời thoại phức hợp “Sức rượu của cô bao nhiêu mà lại định đọ với tôi” là câu ghép đẳng lập. Vế câu “Sức rượu của cô bao nhiêu” và vế câu tỉnh lược thành phần chủ ngữ “lại định đọ với tôi” là hai

vế câu bình đẳng với nhau về quan hệ ngữ pháp. Câu ghép đẳng lập này dùng quan hệ từ “mà” để diễn đạt quan hệ nghịch đối giữa hai vế câu. Sự nghịch đối này ở mức độ không đáng kể do tính chất của quan hệ từ “mà” chi phối.

b. Lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép chuỗi

Trong văn xuôi Vi Hồng, theo số liệu thống kê của chúng tôi, tổng số lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép chuỗi là 6 lời thoại, chiếm tỷ lệ 20% tổng số lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép (6/30). Dưới đây là ví dụ tiêu biểu:

Ví dụ (22):

- Cái gợi ý của Na quan trọng chưa – Hoan nói nhỏ, nhưng giọng vui vẻ lạ.

- Anh bảo anh đã đề nghị làm cái cầu này cách đây ba năm rồi, quan trọng gì ý kiến của em.

- Không. Anh nói thật đấy, Na à… [58,68]

Trong ví dụ trên, cấu tạo của lời thoại phức hợp “Anh bảo anh đã đề nghị làm cái cầu này cách đây ba năm rồi, quan trọng gì ý kiến của em” là câu ghép chuỗi gồm hai vế câu có quan hệ bổ sung. Vế câu thứ nhất “Anh bảo anh đã đề nghị làm cái cầu này cách đây ba năm rồi” và vế câu thứ hai“quan trọng gì ý kiến của em” không sử dụng phương tiện để nối kết mà được đặt nối tiếp nhau làm thành một chuỗi liên tục. Trong đó, vế câu thứ hai bổ sung cho vế câu thứ nhất.

Tóm lại, lời thoại phức hợp trong văn xuôi Vi Hồng có cấu tạo là câu ghép có thể được tóm tắt bằng bảng tổng kết 2.10 dưới đây:

Bảng 2.10. Bảng tổng kết lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép trong văn xuôi Vi Hồng Cấu tạo ngữ pháp Số lƣợng, tỷ lệ % Câu ghép chính phụ Câu ghép đẳng lập Câu ghép chuỗi Số lượng 12 12 6 Tỷ lệ % 40 40 20

Một phần của tài liệu Luận văn: BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU LỜI THOẠI TRONG VĂN XUÔI VI HỒNG pdf (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)