Phƣơng thức diễn đạt trong lời thoại (trong văn xuôi Vi Hồng)

Một phần của tài liệu Luận văn: BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU LỜI THOẠI TRONG VĂN XUÔI VI HỒNG pdf (Trang 113 - 116)

Lời nói người Tày thường xen vào các từ đệm như: mà, thôi, ngần ấy, lố, ạ, rồi.... Những từ này vừa tạo độ thân mật, gần gũi giữa người nói với người nghe, vừa diễn tả thái độ, cảm xúc của người phát ngôn, đặc biệt để khẳng định ý cần diễn đạt. Nhà văn Vi Hồng đã nắm bắt được đặc điểm đó và đưa vào tác phẩm của mình một cách tự nhiên. Xin dẫn ví dụ sau:

Ví dụ (12):

- Ấy bác à, việc tế thần thánh là việc của cả mường, của cả mọi người cùng có lòng thành kính dâng, thì tấm lòng khao khát của con người mới lên trời được. Còn nửa kính, nửa không chẳng thể được .

[58, 65]

Trong lời thoại vừa dẫn, nhà văn đã sử dụng từ đệm“Ấy bác à” ở đầu câu nói và “mà” ở cuối câu nói. Lối nói dân dã, đượm màu sắc dân tộc này đã được nhà văn đưa vào tác phẩm của mình một cách tự nhiên và tạo nên giọng điệu rất riêng cho lời thoại.

Cùng với việc dùng từ đệm trong lời nói, người Tày còn có lối nghĩ sao, nói vậy, rất mộc mạc, chất phác như ở ví dụ dưới đây:

Ví dụ (13):

- Chị Nhình ơi, anh Eng Háo lại trao con trâu đực đầu đàn cho ông Ma Chàn rồi!.

- Vâng. Em đã theo dõi từ đầu cho đến khi anh Eng trao con trâu cho ông Ma Chàn. Anh Eng thật chẳng ra sao cả. Nó không muốn lấy chị đâu. Chị đừng yêu nó nữa.

[60, 62]

Đây là đoạn đối thoại giữa nhân vật Xảu Xảy và chị gái Nhình Hỷ nói đến nhân vật thứ ba là Eng Háo - người yêu của Nhình Hỷ. Theo như lời Xảu Xảy thì Eng Háo đã cố tình đẩy chị mình vào tay người khác qua việc trao lại con trâu đực đầu đàn cho kẻ tình địch. Việc làm đó khiến cho Xảu Xảy vô cùng thất vọng và tức giận nên Xảu Xảy đã bộc lộ ngay cảm xúc và suy nghĩ của mình “Anh Eng thật chẳng ra sao cả. Nó không muốn lấy chị đâu. Chị đừng yêu nó nữa”. Lối diễn đạt có thể không được trau chuốt nhưng đó lại làm cho người đọc cảm nhận được sự bộc trực, thẳng thắn của người Tày. Nhà văn Vi Hồng rất tinh tế trong việc phản ánh chân thực và sinh động lối nói ấy, lối nghĩ ấy. Đó cũng chính là điểm phân biệt giữa ngôn ngữ người Tày với ngôn ngữ người Kinh, cũng là sự thể hiện sâu sắc tính dân tộc trong các sáng tác của Vi Hồng, góp phần tạo nên phong cách nhà văn.

Đặc biệt, trong lời thoại của mình, nhà văn Vi Hồng thường sử dụng lối nói giàu hình ảnh. Dưới đây là ví dụ tiêu biểu:

Ví dụ (14):

- Em có lời đẹp chào anh trong nhà, có lời phiền hỏi anh tin tức. Thưa anh, ở mường này có ai tên là Sầm Vàng Khao không ạ?

[59, 28]

Trong lời thoại này, hành vi hành vi chào và hành vi rào đón của nhân vật được diễn đạt hết sức bóng bẩy "Em có lời đẹp chào anh trong nhà, có lời phiền hỏi anh tin tức". Người Kinh sẽ diễn đạt hai hành vi này một cách ngắn gọn như: Chào anh/chị - Anh/chị cho tôi hỏi thăm.

Hay ở lời thoại khác, câu hỏi xã giao bình thường cũng được diễn đạt bóng bẩy. Xin dẫn ví dụ sau:

Ví dụ (15):

- Anh Tàm, cơn gió lành hay cơn nắng gắt đưa anh đến nhà tôi?

[58,76]

Trong trường hợp này, người Tày nói "Anh Tàm, cơn gió lành hay cơn nắng gắt đưa anh đến nhà tôi" trong khi bình thường chỉ cần diễn đạt "Anh đến có việc gì đấy?". Ngôn ngữ Tày là thế, luôn sống động và đầy màu sắc. Nhà văn Vi Hồng đã thể hiện được nét đẹp ấy trong từng lời đối đáp chân thực của cuộc sống.

Cũng vẫn là hình thức diễn đạt giàu hình ảnh, khi hỏi tuổi của một người con gái, nhà văn đã chú ý đến thế giới quan của người Tày. Xin dẫn ví dụ dưới đây:

Ví dụ (16):

- Anh là người không cha không mẹ, không quê hương bản quán. Anh sốt rét nặng đã mấy tháng nay. Chắc anh khó mà qua khỏi trận ốm này. Anh biết ơn người em gái xa lạ đã quan tâm và thăm hỏi. Em gái người Mường nào? Tên em là gì? Em đã mấy xuân, đã mấy lần nhìn thấy hoa nở, mấy bận ăn bánh chưng với đời?

[59, 19]

Theo quan niệm của người Tày, mỗi độ hoa nở, mỗi độ xuân về được tính là một năm, một tuổi. Nhà văn đã sử dụng chất liệu này để hỏi tuổi: "Em đã mấy xuân, đã mấy lần nhìn thấy hoa nở, mấy bận ăn bánh chưng với đời?" thay vì câu hỏi ngắn gọn thông thường: "Em bao nhiêu tuổi?". Điều đó chứng tỏ sự gắn bó mật thiết giữa tâm hồn người nghệ sĩ với ngôn ngữ Tày được thể hiện trong tác phẩm.

Qua những lời thoại giàu hình ảnh của các nhân vật trong tác phẩm Vi Hồng, chúng ta còn nhận thấy bản chất những chàng trai, cô gái Tày rất đỗi thông minh và chân thật. Dưới đây là ví dụ tiêu biểu:

Ví dụ (17):

Một phần của tài liệu Luận văn: BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU LỜI THOẠI TRONG VĂN XUÔI VI HỒNG pdf (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)