XÉT TỪ PHƢƠNG DIỆN CẤU TẠO NGỮ PHÁP
Nói tới lời thoại trong hội thoại trước hết là nói tới lời dẫn nhập và lời hồi đáp của các nhân vật hội thoại. Có thể xem xét lời thoại về nhiều phương diện. Chương này tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng về mặt cấu tạo ngữ pháp.
Theo tư liệu thống kê, lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng có thể chia làm 3 loại căn cứ vào chức năng của chúng trong cuộc thoại, đó là:
- Lời thoại có chức năng dẫn nhập (lời thoại là tham thoại dẫn nhập). - Lời thoại có chức năng hồi đáp (lời thoại là tham thoại hồi đáp). - Lời thoại vừa có chức năng dẫn nhập, vừa có chức năng hồi đáp (tạm gọi là kiểu lời thoại đa chức năng hay lời thoại phức hợp).
Theo đó, cấu tạo của chương này sẽ gồm 3 mục lớn: - Cấu tạo ngữ pháp của lời dẫn nhập.
- Cấu tạo ngữ pháp của lời hồi đáp.
- Cấu tạo ngữ pháp của lời thoại phức hợp.
2.1. Cấu tạo ngữ pháp của lời dẫn nhập (tham thoại dẫn nhập) trong văn xuôi Vi Hồng trong văn xuôi Vi Hồng
Trong hội thoại, lời dẫn nhập (tham thoại dẫn nhập) là lời thoại có chức năng dẫn nhập. Đó là các chức năng ở lời quy định quyền lực và trách nhiệm đối với nhân vật hội thoại. Các chức năng chính của tham thoại dẫn nhập là yêu cầu thông tin, yêu cầu được tán đồng, ủng hộ, thỉnh cầu, ban tặng, mời, khẳng định, ra lệnh, v.v...Trách nhiệm tương ứng mà chức năng này đặt ra là trách nhiệm trả lời, tán đồng, ủng hộ, hành động, nhận, đánh giá, vâng lệnh,
Căn cứ vào cấu tạo ngữ pháp, có thể chia lời dẫn nhập trong văn xuôi Vi Hồng thành 4 nhóm:
- Lời dẫn nhập có cấu tạo là câu đơn; - Lời dẫn nhập có cấu tạo là câu phức; - Lời dẫn nhập có cấu tạo là câu ghép; - Lời dẫn nhập có cấu tạo là chuỗi câu.
Theo thống kê của chúng tôi, trong một số tác phẩm văn xuôi Vi Hồng chọn làm ngữ liệu, tổng số lời dẫn nhập được sử dụng là 328 lượt sử dụng, chiếm tỷ lệ 22,63% tổng số lời thoại đã thống kê (328/1449).