Trong lĩnh vực văn hóa

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 12 (Trang 85 - 89)

- Có sự phát triển tiến bộ về văn hoá, xã hội; Môi trường được bảo vệ và phát triển ;

2.Trong lĩnh vực văn hóa

GV hỏi: Em có cho rằng, trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam cần phải có pháp luật không?

HS trao đổi, phát biểu. GV giảng:

Pháp luật góp phần phát huy giá trị văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của con người Việt Nam, nhờ đó mà góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Không có pháp luật, nền văn hoá đất nước khó có thể được bảo vệ và phát triển theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

giàu nghèo; bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho ND; xóa đói giảm nghèo; TNXH; đạo đức và lối sống; v.v…

Các vấn đề xã hội trên đây chỉ có thể được giải quyết một cách hiệu quả nhất thông qua các quy định của pháp luật.

ïTrong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Các quy định của pháp luật có tác dụng ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu của con người trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhằm bảo vệ có hiệu qua môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

ï Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh

Pháp luật là cơ sở để tăng cường tiềm lực quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, thông qua đó tạo ra môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm cho đất nước có đầy đủ điều kiện để phát triển bền vững.

CỦNG CỐ: Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước 1.- Trong lĩnh vực kinh tế

Trong lĩnh vực văn hóa Trong lĩnh vực xã hội

Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh

5. DẶN DỊ: Học bài Chuẩn bị trước phần tiếp theo

Tiết 2:

Phần làm việc của Thầy và Trò Nội dung bài học

3.- Trong lĩnh vực xã hội

GV hỏi: Nếu không có pháp luật mà chỉ có đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thì có thể giải quyết được các vấn đề xã hội hay không?

HS trao đổi, phát biểu. GV giảng:

Không có PL sẽ dẫn đến tình trạng ai muốn làm gì thì làm, bất bình đẳng XH sẽ gia tăng, người nghèo không được chăm sóc, TNXH không được đẩy lùi.

Thông qua các quy định của pháp luật mà vấn đề dân số , việc làm, vấn đề tệ nạn xã hội, …được từng bước giải quyết.

4.- Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

GV hỏi : Những năm qua, phát triển KT – XH ở nước ta còn dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên; công nghệ sản xuất còn sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu, thải ra nhiều chất độc gây ô nhiễm môi trường. Theo em, để ngăn ngừa, hạn chế tình trạng này, Nhà nước cần phải làm gì?

HS trao đổi, phát biểu. GV giảng:

Trước thực trạng việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, việc sản xuất kinh doanh ở nước ta là một trong những nguyên nhân làm suy thoái môi trường, Nhà nước cần phải áp dụng nhiều biện pháp, trong đó, quan trọng nhất là các biện pháp phát triển khoa học-công nghệ:

+ Đầu tư để từng bước thay đổi trang thiết bị kĩ thuật lạc hậu thải ra nhiều chất khí và bụi gây ô nhiễm môi trường.

+ Đầu tư phát triển mạnh khoa học - công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm có thể thay thế sản phẩm khai thác từ tự nhiên.

Để thực hiện các biện pháp này thì đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều vốn cho công tác nghiên cứu và mua các trang thiết bị kĩ thuật tiên tiến, hiện đại.

GV hỏi tiếp: Các em cho biết vai trò của PL đối với lĩnh vực BV môi trường?

HS trao đổi, phát biểu.

GV giảng:

ï Trong lĩnh vực xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Pháp luật có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực xã hội.

Trong nền KT thị trường, nhiều vấn đề XH phát sinh, cần phải được giải quyết: dân số và việc làm; bất bình đẳng xã hội và tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo; bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho ND; xóa đói giảm nghèo; TNXH; đạo đức và lối sống; v.v…

Các vấn đề xã hội trên đây chỉ có thể được giải quyết một cách hiệu quả nhất thông qua các quy định của pháp luật.

Bảo vệ môi trường (thông qua những quy định của pháp luật về những hành vi bị nghiêm cấm và những hành vi được khuyến khích) là điều kiện vô cùng quan trọng để phát triển bền vững đất nước.

5.- Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh

GV hỏi : Vai trò của pháp luật đối với lĩnh vực quốc phòng và an ninh?

HS trao đổi, phát biểu. GV giảng:

Pháp luật trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh là điều kiện không thể thiếu trong phát triển bền vững.

GV tổng hợp nội dung vai trò của PL đối với p/ triển bền vững đất nước:

Nói đến vai trò của PL đối với sự phát triển bền vững của đất nước là nói đến sự tác động của pháp luật trong quá trình phát triển của các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Pháp luật có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển bền vững đất nước nói chung, trong từng lĩnh vực cụ thể nói riêng, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế và bảo vệ môi trường.

Trong lĩnh vực kinh tế, vai trò của pháp luật được thể hiện ở sự tác động của pháp luật đến quá trình tăng trưởng kinh tế đất nước. Nếu pháp luật có các quy định thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, động viên và thu hút họ vào công việc kinh doanh thì sẽ khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng to lớn trong xã hội, làm cho mọi tổ chức, cá nhân có điều kiện kinh doanh có hiệu quả, làm giàu cho mình và cho xã hội ; từ đó kinh tế tăng trưởng, là điều kiện để phát triển bền vững đất nước.

Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, vai trò của PL được thể hiện ở các quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và trong đời sống cộng đồng phải khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường đúng các tiêu chuẩn, quy định ; hạn chế đến mức tối đa tác động xấu của con người vào quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên. PL hành chính, hình sự có các chế tài xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm từ phía cá nhân, tổ chức trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường và bảo vệ môi trường. Thông qua các quy định của PL về bảo vệ môi trường cùng các quy định xử phạt vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hình sự, pháp luật góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường, là một trong các yếu tố cấu thành cần thiết của phát triển bền vững.

ïTrong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Các quy định của pháp luật có tác dụng ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu của con người trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhằm bảo vệ có hiệu qua môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

ï Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh

Pháp luật là cơ sở để tăng cường tiềm lực quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, thông qua đó tạo ra môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm cho đất nước có đầy đủ điều kiện để phát triển bền vững.

4. CỦNG CỐ:

5. DẶN DỊ: Học bài

Tiết 3:

Phần làm việc của Thầy và Trò Nội dung bài học

II.- Một số nội dung cơ bản của phát luật trong sự phát triển bền vững của đất nước

1.- Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế

GV sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp đàm thoại. A) Quyền tự do kinh doanh của công dân

GV yêu cầu HS đọc Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2005 ( trong SGK).

GV hỏi: Kinh doanh là gì?

HS trao đổi, phát biểu. GV giảng:

Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

Theo định nghĩa này, kinh doanh bao gồm ba loại hoạt động khác nhau là hoạt động sản xuất, hoạt động tiêu thụ sản phẩm và hoạt động dịch vụ. Cả ba loại hình hoạt động này đều nhằm mục đích chính là thu lợi nhuận.

Vậy, các hoạt động kinh doanh được biểu hiện như thế nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động SX là hoạt động quan trọng nhất của con người. Ví dụ: SX xe đạp, xe máy, quần áo, đồ dùng gia đình.

Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là hoạt động thương mại nhằm thực hiện lưu thông hàng hoá từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Ví dụ: buôn bán vật tư, hàng công nghiệp, hàng tiêu dùng, hàng văn phòng phẩm.

Hoạt động dịch vụ là hoạt động phục vụ cho nhu cầu của sinh hoạt của con người, như hoạt động kinh doanh khách sạn, hoạt động sửa chữa máy móc, thiết bị,

II.- Một số nội dung cơ bản của phát luật trong sự phát triển bền vững của đất nước 1) Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế

ï Quyền tự do kinh doanh của công dân

Quyền tự do kinh doanh được qui định trong Hiến pháp và các luật về kinh doanh.

Tự do kinh doanh có nghĩa là mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành họat động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng kí kinh doanh.

hoạt động tư vấn và giới thiệu việc làm…

GV hỏi tiếp Các em hiểu thế nào là quyền tự do kinh doanh của công dân?

HS trao đổi, phát biểu. GV giảng:

Quyền tự do kinh doanh có nghĩa là, mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng ký kinh doanh.

Quyền tự do kinh doanh được hiểu theo các nội dung sau đây:

Một là, CD có quyền tự do lựa chọn và quyết định kinh doanh mặt hàng nào. Ví dụ:

sản xuất đồ điện, hàng tiêu dùng, hoặc buôn bán hàng may mặc.

Hai là, công dân có quyền quyết định quy mô kinh doanh lớn hay nhỏ, mức vốn đầu tư nhiều hay ít, địa bàn kinh doanh rộng hay hẹp.

Ba là, công dân có quyền lựa chọn và quyết định hình thức tổ chức kinh doanh. Ví dụ

: có thể thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hoặc có thể không cần thành lập công ty mà chỉ cần đăng ký kinh doanh hình thức cá nhân hoặc hộ gia đình.

GV kết luận:

Quyền tự do KD của CD là quyền của mỗi người được tự do tiến hành hoạt động KD theo quy định của PL, tự do lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực KD, tự do lựa chọn quy mô và hình thức tổ chức kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 12 (Trang 85 - 89)