- Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật . Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân .
Một là : Mọi công dân đều được hường quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình . Các quyền được hưởng như quyền bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu, quyền thừa kế, các quyền tự do cơ bản và các quyền dân sự, chính trị khác…Các nghĩa vụ phải thực hiện như nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ đóng thuế,…
Nhưng mức độ sử dụng các quyền đó đến đâu phụ thuộc vào khả năng, điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người. Vì vậy, trong thực tế, có thể người này được hưởng nhiều quyền hơn, người kia được hưởng ít quyền hơn hoặc người này thực hiện nghĩa vụ khác với người kia, nhưng vẫn là bình đẳng trong việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ.
GV giảng mở rộng:………
2. Hiến pháp quy định: “Công dân, không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật”. (Điều 54 Hiến pháp năm 1992)
Tuy nhiên không phải cứ công dân đủ 21 tuổi đều có quyền ứng cử vào đại biểu quốc hội
Theo quy định, những người sau không được ứng cử đại biểu Quốc hội:
1- Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, người đang phải chấp hành hình phạt tù, người đang bị tạm giam và người mất năng lực hành vi dân sự
2- Người đang bị khởi tố về hình sự;
3- Ngươi đang phải chấp hành bản án, quyết định hình sự của Toà án;
4- Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Toà án những chưa được xoá án;
“5- Người đang chấp hành quyết định xử lý hành chính về giáo dục tại xã, phường, thị trấn, tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc đang bị quản chế hành chính.
(Điều 29 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội ).
II.- Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí GV nêu tình huống có vấn đề:
dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần, địa vị xã hội .
II.- Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí
Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mính và bị xử lí theo quy định của pháp luật .
Một nhóm thanh niên rủ nhau đua ô tô với lí do nhà hai bạn trong nhóm mới mua ô tô. Bạn A có ý kiến không đồng ý vì cho rằng các bạn chưa có Giấy phép lái xe ô tô, đua xe nguy hiểm và dễ gây tai nạn; bạn B cho rằng bạn A lo xa vì đã có bố bạn B làm trưởng công an quận, bố bạn C làm thứ trưởng của một bộ. Nếu tình huống xấu nhất xảy ra đã có phụ huynh bạn B và bạn C “lo” hết. Cả nhóm nhất trí với B.
Em hãy nêu thái độ và quan điểm của mình trước những ý kiến trên?
Nếu nhóm bạn đó học cùng lớp với em, em sẽ lảm gì? HS phát biểu, đề xuất cách giải quyết.
GV nhận xét các ý kiến của HS, giảng giải:
Mọi vi phạm pháp luật đều xâm hại đến quyền và lợiích hợp của chủ thể khác, làm rối loạn trật tự pháp luật ở một mức độ nhất định. Trong thực tế, có một số người do thiếu hiểu biết về pháp luật, không tôn trọng và thực hiện pháp luật hoặc lợi dụng chức quyền để vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng cho người khác, cho xã hội. Những hành vi đó cần phải được đấu tranh, ngăn chặn, xử lí nghiêm.
GV nêu một vụ án điển hình: Vụ án Trương Văn Cam. Trong vụ án này, có cán bộ trong cơ quan bảo vệ pháp luật, cán bộ cao cấp trong các cơ quan đảng, nhà nước có hành vi bảo kê, tiếp tay cho Năm Cam và đồng bọn: Bùi Quốc Huy, Phạm Sỹ Chiến, Trần Mai Hạnh,…Bộ chính trị, Ban bí thư đã chỉ đạo Đảng uỷ công an, ban cán sự Đảng các cấp, các ngành nhanh chóng xử lí nghiêm túc, triệt để những cán bộ, đảng viên sai phạm.
GV giúp HS hiểu: Trách nhiệm pháp lí là do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng với các chủ thể vi phạm pháp luật. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí bằng các chế tài theo quy định của pháp luật.
GV giảng :
Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý được hiểu là :
Công dân dù ở địa vị nào, làm nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí ( trách nhiệm hành chính, dân sự, hình sự, kỉ luật).
Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau , không phân biệt đối xử.
- Bất kỳ ai vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý, không phân biệt đó là người có chức, có quyền, có địa vị xã hội hay là một công dân bình thường, không phân biệt giới tính, tôn giáo…
- Việc xét xử những người có hành vi vi phạm pháp luật dựa trên các quy định của pháp luật về tính chất, mức độ của hành vi vi phạm chứ không căn cứ vào dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội của người đó.
III.- Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
GV đặt vấn đề: Công dân thực hiện quyền bình đẳng trước PL trên cở nào?
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau trên phiếu học tập:
Theo em, để công dân được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, Nhà nước có nhất thiết phải quy định các quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp và các luật không? Vì sao?
Bản thân em được hưởng những quyền và thực hiện nghĩa vụï gì theo quy định của pháp luật? (Nêu ví dụ cụ thể).
Vì sao Nhà nước không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật?
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong mục 3 SGK:
Nhà nước quy định điểm ưu tiên cho các thí sinh thuộc người dân tộc thiểu số, con thương binh, con liệt sĩ trong tuyển sinh đại học, cao đẳng. Theo em, điều đó có ảnh hưởng tới nguyên tắc mọi công dân được đối xử bình đẳng về quyền và cơ hội học tập không?
GV giảng:
Quy định của Nhà nước ưu tiên theo nhóm (nhóm ưu tiên 1, nhóm ưu tiên 2,..) căn cứ vào điều kiện kinh tế – xã hội của từng khu vực, đồng thời quan tâm tới những gia đình có công với cách mạng như con thương binh, con liệt sĩ, con bà me Việt Nam anh hùng; quan tâm tới anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao
III.- Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật .
Quyền và nghĩa vụ của công dân được Nhà nước quy định trong Hiến pháp và luật.
Nhà nước và xã hội có trách nhiệm cùng tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần để bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
động, công nhân ưu tú trực tiếp sản xuất, nghệ nhân,…Trong đó, thí sinh thuộc người dân tộc thiểu số thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng mức ưu tiên theo khu vực ( khu vực 1) cao nhất
GV nhấn mạnh:
Để đảm bảo cho công dân bình đẳng trước pháp luật, Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp và luật. Không một tổ chức, cá nhân nào được đặt ra quyền và nghĩa vụ công dân trái với Hiến pháp và luật.
GV giảng:
Theo Điều 51 Hiến pháp 1992: “Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định”. Quy định như vậy nhằm bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật của công dân, không cho phép bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào được đặt ra quyền và quy định các nghĩa vụ cho công dân.
ï Để bảo đảm thực hiện bình đẳng về quyền, nghĩa vụ công dân, Nhà nước thực hiện các biện pháp như:………
+ Tổ chức, tuyên truyền phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng về quyền, nghĩa vụ của công dân.
+ Ban hành và công bố công khai các quy định về trình tự, thủ tục và cách thức, thực hiện các quyền, nghĩa vụ công dân.
+ Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền công dân.
ï Để thực hiện quyền bình đẳng về trách nhiệm pháp lý của công dân, pháp luật quy định, hoạt động tố tụng phải tiến hành theo các nguyên tắc:
GV kết luận:
Nhà nước có trách nhiệm tạo ra các điều kiện bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật.
3. Củng cố:
ï Ý nghĩa của việc Nhà nước bảo đảm cho công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí?
ï Em hãy lựa chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau đây.
4. Dặn dò:
- Giải quyết các câu hỏi và bài tập trong SGK.
- Sưu tầm các tư liệu có liên quan đến bài (hình ảnh, bài viết,..) - Đọc trước bài 4.