Mối quanhệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 12 (Trang 101 - 102)

C. Pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hộ

2.Mối quanhệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia

GV hỏi: Giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia có mối liên quan với nhau như thế nào? HS trao đổi, phát biểu.

GV giảng:

ĐƯQT là một bộ phận quan trọng và chủ yếu của Luật Quốc tế (trong Luật Quốc tế, ngoài điều ước quốc tế còn có tập quán quốc tế). Sau khi được ký kết, điều ước quốc tế bắt đầu có hiệu lực trên lãnh thổ của các quốc gia thành viên. Các quốc gia thành viên phải cùng nhau nghiêm chỉnh thực hiện các quy định trong các điều khoản của từng

ĐƯQT.

Sau khi ĐƯQT có hiệu lực, nó cần phải được thực hiện ở các quốc gia thành viên. Thông thường, ĐƯQT không có hiệu lực trực tiếp ở các nước thành viên mà phải được chuyển hoá vào hệ thống pháp luật quốc gia thông qua các cách thức khác nhau mà mỗi quốc gia tự xác định. Thực tiễn thực hiện PL quốc tế cho thấy, các quốc gia thường chuyển hoá bằng cách : Rà soát toàn bộ hệ thống các văn bản quy phạm PL quốc gia mà nội dung có liên quan đến ĐƯQT mà mình ký kết. Sau đó có thể ban hành văn bản quy phạm PL mới hoàn toàn hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để nội dung của nó phù hợp với các quy định của ĐƯQT. Cụ thể là, nếu thấy thiếu văn bản trong pháp luật quốc gia thì ban hành văn bản mới hoàn toàn ; nếu thấy văn bản quy phạm PL về vấn đề nào đó đã có nội dung liên quan đến điều ước quốc tế, nhưng nội dung một số quy định đã lỗi thời, không còn phù hợp thì Nhà nước phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Ví dụ : Trong những năm qua, Nhà nước VN đã ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản quy phạm PL, như : Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp NN, Luật Đầu tư, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Thương mại, Bộ luật LĐ, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Quốc tịch, Luật Biên giới quốc gia,... Các luật này được ban hành đã cụ thể hoá các quy định của ĐƯQT về quyền con người, về hoà bình, hữu nghị và về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Qua các luật này, có thể thấy NN Việt Nam đã thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết quốc tế được xác định trong các ĐƯQT đa phương và song phương.

Như vậy, việc thực hiện điều ước quốc tế thường được tiến hành ở các quóc gia thành viên theo các cách khác nhau, miễn sao cho điều ước quốc tế được thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ và thống nhất.

Điều ước quốc tế là văn bản pháp luật quốc tế do các quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế thỏa thuận kí kết, nhằm điều chỉnh quan hệ giữa họ với nhau trong các lĩnh vực của quan hệ quốc tế.

Điều ước quốc tế là tên gọi chung, trong đó từng điều ước quốc tế có thể có những tên gọi khác nhau như: hiến chương, hiệp ước, hiệp định, công ước, nghị định thư, v.v…

2.- Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia

Điều ước quốc tế là một bộ phận của pháp luật quốc tế. Các quốc gia thực hiện điều ước quốc tế bằng cách:

Ban hành văn bản pháp luật mới để cụ thể hóa nội dung của điều ước quốc tế hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành cho phù hợp với nội dung của điều ước quốc tế liên quan.

Tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước liên quan để thực hiện các văn bản pháp luật trên, tức là để điều ước quốc tế được thực

hiện ở quốc gia mình.

CỦNG CỐ:

5. DẶN DỊ: Học bài Chuẩn bị trước phần tiếp theo

V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1. Ổn định tổ chức lớp :

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Giảng bài mới:

Tiết 2:

Phần làm việc của Thầy và Trò Nội dung bài học

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 12 (Trang 101 - 102)