- Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới:
Con người sinh ra đều mong muốn được sống trong một xã hội bình đẳng, nhân đạo, có kỉ cương. Mong muốn đó có thể thực hiện được trong xã hội duy trì chế độ người bóc lột người hay không? Nhà nước ta với bản chất là Nhà nước của dân, do dân và vì dân đã đem lại quyền bình đẳng cho công dân. Vậy, ở nước ta hiện nay, quyền bình đẳng của công dân được thực hiện trên cơ sở nào và làm thế nào để
quyền bình đẳng của công dân được tôn trọng và bảo vệ?
Phần làm việc của Thầy và Trò Nội dung bài học
GV giảng:
Quyền bình đẳng xuất phát từ quyền con người và quyền cơ bản nhất của quyền con người.
Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ đã khẳng định : “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, phụ nữ bình đẳng với nam giới về mọi phương diện, các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều bình đẳng với nhau, các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đều bình đẳng .
Đơn vị kiến thức 1:
Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
a Cách thực hiện:
GV cho HS đọc lời tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong SGK cuối trang 27. Sau đó, GV hỏi:
Em hiểu như thế nào về quyền bình đẳng của công dân trong lời tuyên bố trên của Bác?
GV giúp HS trả lời:
Lời tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập tới quyền bầu cử và ứng cử của công dân. Quyền bầu cử và ứng cử của công dân không bị phân biệt bởi nam, nữ, giàu, nghèo, thành phần dân tộc, tôn giáo, địa vị xã hội. Mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng trong việc hưởng quyền bầu cử và ứng cử.
GV cho HS thảo luận nhóm theo nội dung trong mục 1, SGK: HS trình bày các ý kiến của mình.
GV phân tích cho HS hiểu rõ: Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và làm nghĩa vụ như nhau.
Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định pháp luật .