- Sét xi măng ở Hội Sơn, Phúc Sơn trữ lựng khoảng 1,25 triệu tấn.
chuyển đổi ngành nghè thì sẽ là một trở lực lớn cho quá trình CNH-HĐH nông
nghiệp, nông thôn Huyện Anh Sơn hiện tại và trong tương lai.
4.1.2. Hiện trạng sử dụng và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Nhận thức rõ ý nghĩa của công tác giải quyết việc làm trong những năm vừa qua, Anh Sơn đã giải quyết việc làm cho người lao động theo hướng tận dụng, khai thác và phát huy nguồn lực trong toàn huyện, với mọi thành phần kinh
tế, mọi lực lượng, các hình thức sản xuất kinh doanh, các ngành nghề truyền thống, tranh thủ vốn, kĩ thuật...trong nhân dân, nhà nước đã hỗ trợ cho các tô
chức, gia đình và cộng đồng. Những cô gắng đó đã làm cho công tác giải quyết việc làm ở Anh Sơn có bước chuyên biến rõ nét và bước đầu mang sắc thái phù hợp với quá trình chuyền đổi sang nền kinh tế thị trường. Kết quả bước đầu đã tạo
được công ăn việc làm cho một bộ phận người lao động trong thời gian nông nhàn, giải quyết việc làm cho người bước vào độ tuổi lao động, bộ đội xuất ngũ và bộ phận công nhân viên chức thừa ra trong quá trình sắp xếp lại, giải thể các đơn vị kinh tế quốc doanh.
Trong những năm gần đây, ở khu vực nông thôn, cầu lao động tăng chậm trong khi cung lao động tăng với tốc độ nhanh hơn làm cho tình hình cung cầu trên thị trường lao động mất cân đối. Năm 2008, nông thôn huyện Anh Sơn có khoảng 33.487 người tham gia vào lực lượng lao động tại chỗ. Trong đó Lao động chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp, tuy có xu hướng giảm nhưng còn chậm. Năm 2005 là 34.596 người (75,4%) xuống 74,7% năm 2008. CN XD
và dịch vụ thương mại còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Năm 2005, công nphiệp là 9% năm
2008 là 9,2%, lao động dich vụ là 15,6% năm 2005 lên 16,34% năm 2006. Điều đó cho thấy các ngành công nghiệp và dịch vụ nông thôn phát triển còn khiêm tốn, chưa khai thác được nguồn cung lao động tiềm năng này. Thực trạng lao động phân bố trong các ngành kinh tế được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.4. Lao động trong các ngành kinh tế quốc dân Huyện Anh
Sơn TT | Các ngành kinh tế 2006 2007 2008
Nông — Lâm- Ngư 34.184 33.665 33.487
Cơ cấu (%) 74,9 74,5 74,62 CN-XD 4.199 4.157 4.128 Cơ cấu (%) 9,2 9,2 9.19 DV-_TM 7.256 7.366 7.257 Cơ câu (%) 15,9 16,3 16,34