CHỦ TỊCH TÔN ĐỨC THẮNG 20/8/1888 – 20/8/2002)

Một phần của tài liệu tư liệu Tôn Đức Thắng (Trang 48 - 51)

20/8/1888 – 20/8/2002)

Kính thưa :

Các đ/c Cách mạng lão thành;

Các đ/c Lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND, MTTQ TP. Hồ Chí Minh;

Các vị Đại biểu và Anh, Chị, Em công nhân, viên chức, lao động TP.HCM quí mến.

Hòa trong không khí cả nước phấn khởi kỷ niệm 57 năm ngày Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9; hôm nay, Liên đoàn Lao động thành phố và Sở Văn hóa Thông tin thành phố Hồ Chí Minh trân

trọng tổ chức kỷ niệm lần thứ 114, ngày sinh của Chủ tịch Tôn Đức Thắng – Người chiến sĩ cộng sản tiêu biểu, nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc, người công nhân ưu tú của giai cấp công nhân Việt Nam, người bạn chiến đấu thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Kính thưa các đồng chí,

Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Tôn Đức Thắng. Một con người đã có hơn nửa thế kỷ hiến dâng cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, một tấm gương về lòng trung thành, tận tụy đối với Đảng và nhân dân, là tinh hoa của giai cấp công nhân Việt Nam, mãi mãi là niềm tự hào của chúng ta.

Vùng đất An Giang giàu truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng đã sản sinh ra người con ưu tú Tôn Đức Thắng – một con người thông minh chịu khó học tập; một con người có tình yêu gia đình tha thiết; một con người vị tha, quên mình vì việc nghĩa, suốt đời sống vì dân vì Đảng.

Năm 1906, học xong tiểu học ở Long Xuyên, người thanh niên Tôn Đức Thắng đã quyết định lên Sài Gòn học nghề làm thợ. Đây là sự khởi đầu của một bước ngoặt quan trọng, đưa người con ưu tú của Tổ quốc đến với giai cấp công nhân, và chấm son đầu tiên của cuộc đời làm cách mạng của Bác Tôn là sự kiện tham gia lãnh đạo cuộc bãi công của công nhân Ba Son và vận động học sinh trường Bách Nghệ Sài Gòn bãi khóa vào năm 1912.

Sự kiện Hắc Hải năm 1919, người công nhân Tôn Đức Thắng kéo lá cờ đỏ phản chiến trên chiến hạm để ủng hộ Nhà nước Xô Viết non trẻ ở Nga, không chỉ góp phần quan trọng tạo nên cuộc phản chiến dây chuyền trong cả 5 chiến hạm, làm phá tan vòng vây của đế quốc Pháp đối với nước Nga Xô Viết, mà còn là đóng góp to lớn của Chủ tịch Tôn Đức Thắng vào sự nghiệp đấu tranh cho hòa bình thế giới, đặc biệt trong việc xây dựng quan hệ hữu nghị giữa nhân dân 2 nước Xô – Việt kể từ những ngày đầu khi Chính quyền Xô Viết vừa được thành lập.

Sau sự kiện binh biến Hắc Hải, người công nhân Tôn Đức Thắng trở về Sài Gòn làm thợ tại hãng Krutp và bắt tay vào việc xây dựng các tổ chức Công hội trong công nhân lao động. Những tổ chức Công hội do Bác Tôn Đức Thắng thành lập là những tổ chức Công hội đầu tiên ở Việt Nam, tuy còn tính chất địa phương với quy mô nhỏ bé và chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, nhưng là một tổ chức bí mật hoạt động có tổ chức nhất trong thời kỳ 1920 – 1925, đã trở thành cơ sở tin cậy để phát triển Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Sài Gòn và Nam bộ. Với gần 300 hội viên, tổ chức Công hội do Bác Tôn xây dựng đã lãnh đạo gần 1.000 công nhân Ba Son đấu tranh thắng lợi vào tháng 8/1925, buộc giới chủ chấp nhận tăng 10% lương cho công nhân.

Cũng vào năm 1925, Bác Tôn đã lãnh đạo công nhân Ba Son trì hoãn thời gian sửa chữa tàu chiến Mi-sơ-lê (Michelet) của Pháp nhằm cản trở việc thực dân Pháp đưa quân sang đàn áp phong trào Cách mạng của nhân dân Quảng Châu – Trung Quốc. Sự kiện này đã gây tiếng vang đến Đại hội lần thứ VI của Quốc tế Cộng sản họp năm 1928. Giữa năm 1927, Bác được bầu vào Ban Chấp hành Kỳ bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội vừa thành lập, và được phân công trực tiếp lãnh đạo phong trào công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn.

Tháng 12/1928, Bác bị giặc Pháp bắt, tháng 7/1929 bị Tòa án thực dân Pháp kết án 20 năm khổ sai và bị đày đi Côn Đảo vào đêm 02/7/1930.

Sau Cách mạng Tháng 8 thành công, Bác trở lại đất liền ngày 23/9/1945, tiếp tục tham gia cuộc kháng chiến của nhân dân Nam bộ, được phân công phụ trách Ủy ban Kháng chiến kiêm chỉ huy các lực lượng vũ trang Nam bộ. Đầu năm 1946, Bác được điều động về Việt Bắc hoạt động cùng Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng lần thứ hai năm 1951.

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác trở thành Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và tiếp đó đảm nhận nhiệm vụ Chủ tịch nước trong 11 năm, cho đến 6g30 phút

ngày 30/3/1980, tại thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã vĩnh biệt chúng ta trong niềm thương tiếc vô hạn của toàn Đảng, toàn dân ta và bè bạn quốc tế.

Kính thưa các đồng chí và các bạn,

Nhân dịp Bác Tôn Đức Thắng 70 tuổi và được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, ngày 20/8/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Đồng chí Tôn Đức Thắng là một người con rất ưu tú của Tổ

quốc...”. Thật vậy, cuộc đời hoạt động cách mạng trong suốt 72 năm, Bác Tôn đã trải qua nhiều thử

thách – Trên 25 năm đầu là sự đối chọi với bọn mật thám ở nước ngoài cũng như trong nước, 17 năm bị giam cầm, bị khủng bố hết sức dã man. Tấm lòng trung thành và tinh thần dũng cảm không gì lay chuyển là sức mạnh phi thường của Bác. Ba mươi năm sau, ở những cương vị lãnh đạo quan trọng, Bác Tôn đã phấn đấu không mệt mỏi góp phần cùng với Bác Hồ, Trung ương Đảng, Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc đưa hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Tôn đã để lại cho chúng ta những bài học kinh nghiệm vô giá, Bác đã nêu cao cho chúng ta, trước hết là giai cấp công nhân và những người Cộng sản về tính tổ chức và tính nguyên tắc. Dù việc lớn hay nhỏ, nhất thiết phải tuân thủ quyết định của tổ chức, của tập thể sau khi đã trình bày đủ ý kiến của mình. Bác Tôn thường dạy chúng ta rằng, sức mạnh của Đảng là tổ chức, toàn Đảng chỉ có một ý chí, là sự đoàn kết nhất trí trên cơ sở đường lối chính trị và những nguyên tắc tổ chức Đảng.

Suốt cuộc đời hoạt động của mình, Bác Tôn luôn chăm lo cho sự đoàn kết đồng chí, đoàn kết đồng bào, đoàn kết cả nước trong cuộc kháng chiến chung vì độc lập, tự do thống nhất Tổ quốc và vì chủ nghĩa xã hội. Sau khi thống nhất nước nhà, tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa VI, Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã nói “Chúng tôi xin hứa với Quốc hội, với đồng bào cả nước sẽ tiếp tục mang hết sức mình phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, ra sức đoàn kết, động viên toàn dân phấn đấu thực hiện đầy đủ lời căn dặn của Hồ Chủ tịch “Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay”.

Là người con của miền Nam thành đồng Tổ quốc, Bác Tôn đã giành những tình cảm sâu nặng nhất cho cuộc chiến đấu cực kỳ gian khổ của đồng bào miền Nam. Tại hội nghị chính trị đặc biệt vào đầu năm năm 1963, Bác Tôn đã nói “Từng giờ, từng phút, tôi luôn luôn nghĩ đến miền Nam, nơi chôn nhau cắt rốn, đang bị bọn đế quốc và tay sai tàn phá... Tôi muốn được sát cánh với đồng bào chia sẻ những gian khổ hy sinh để giải phóng quê hương yêu dấu”.

Trong mọi hoạt động của mình, Bác Tôn kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội, đầu hàng, phản bội. Tấm gương anh dũng, trong sáng của Bác Tôn dẫn dắt nhiều đồng chí vững vàng tiến lên trước những thử thách phức tạp của cuộc đấu tranh cách mạng. Đồng chí Nguyễn Duy Trinh (nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ) đã kể lại “Tôi mến phục tinh thần bình đẳng dân chủ thực sự, tính thật thà cầu chân lý của người đồng chí lớn tuổi. Được gần gũi anh Thắng ở Khám Lớn Sài Gòn cũng như sau này ở hầm xay lúa Côn Đảo, tôi cũng như tất cả mọi anh em bao giờ cũng yêu quý ở đồng chí đức tính khiêm tốn, tấm lòng ngay thẳng độ lượng, ý thức tập thể vững chắc”.

Bác Tôn kính mến của chúng ta đã sống và chiến đấu trọn một đời cao đẹp của người chiến sĩ Cộng sản, là tấm gương mãi mãi sáng ngời của giai cấp công nhân và những người lao động Việt Nam. Riêng đối với tổ chức Công đoàn, Bác đã dành sự quan tâm và những tình cảm đặc biệt. Bác đã nhiều năm là Chủ tịch danh dự Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Với những cống hiến to lớn cho đất nước, cho phong trào công nhân quốc tế, Bác đã được tặng Huân chương Lê-nin – Huân chương cao quý nhất của Nhà nước Liên Xô, giải thưởng Lê-nin vì hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc, nhiều Huân chương cao quý khác của các nước và các tổ chức Quốc tế, và Huân chương Sao Vàng – Huân chương cao quý nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Kính thưa các đồng chí,

Thành phố chúng ta có vinh dự là nơi giai cấp công nhân ra đời rất sớm, và đi vào lịch sử là nơi thành lập Công hội đầu tiên trong cả nước, do Bác Tôn Đức Thắng tổ chức. Để tỏ lòng biết ơn, nhân

dân thành phố đã đặt tên Bác cho một con đường lớn ở Trung tâm thành phố, tạc tượng Bác đặt tại bảo tàng mang tên Người.

Không chỉ đặt tên đường, tạc tượng, xây dựng bảo tàng, Đảng bộ thành phố còn nỗ lực phấn đấu không ngừng cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa; rèn luyện nâng cao bản chất giai cấp công nhân, nâng cao tính giai cấp trong Đảng. Công nhân lao động thành phố đang ngày đêm nỗ lực rèn luyện tay nghề, nâng cao trình độ học vấn, trình độ chính trị... phấn đấu vươn lên xứng đáng với vị trí của giai cấp, đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao mà lịch sự đã trao cho giai cấp công nhân, xứng đáng với người Thầy, người thợ cả Tôn Đức Thắng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kính thưa các đồng chí,

Trong sự phát triển về nhiều mặt của đất nước, đội ngũ CNLĐ thành phố đang tăng nhanh về số lượng, nhất là ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh; đang đặt ra cho tổ chức Công đoàn thành phố những nhiệm vụ hết sức nặng nề về xây dựng giai cấp công nhân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa, về phát triển đoàn viên, xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh, làm nền tảng để phát triển nhanh về tổ chức, trên cơ sở tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động Công đoàn nhằm tăng cường khả năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVC-LĐ.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, đồng thời để tưởng nhớ đến công lao người thợ cả Tôn Đức Thắng, bên cạnh việc duy trì, phát triển và ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Công nghệ Tôn Đức Thắng, Trường Bổ túc Văn hóa Tôn Đức Thắng, sắp tới đây Liên đoàn Lao động thành phố phối hợp với Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức trao Giải thưởng Tôn Đức Thắng lần thứ 2 vào tối ngày 30/8/2002, nhằm tôn vinh những kỹ sư, những người thợ bậc cao gương mẫu, có nhiều cống hiến trong lao động, trong đào tạo thế hệ thợ mới và trong xây dựng đội ngũ CNLĐ thành phố.

Đối với tổ chức Công đoàn thành phố, bên cạnh việc tiếp tục tập trung cho mục tiêu và nhiệm

vụ là không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động; góp phần chăm lo và xây dựng giai cấp công nhân thành phố vững vàng về tư tưởng, chặt chẽ về tổ chức, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tay nghề và chuyên môn nghiệp vụ; tổ chức tốt Đại hội CĐCS tiến tới Đại hội VIII Công đoàn thành phố và Đại hội IX Công đoàn Việt Nam, tổ chức Công đoàn thành phố sẽ cố gắng tập trung chuẩn bị thật tốt cho Đại hội, Đại hội lần này phải thật sự trở thành đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn trong CNVC-LĐ toàn thành phố với tinh thần dân chủ, đổi mới, năng động, sáng tạo; xây dựng giai cấp công nhân ngày càng vững mạnh, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, giữ vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ mới.

Kính thưa các đồng chí,

Kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Tôn Đức Thắng kính yêu, giai cấp công nhân và những người lao động thành phố Hồ Chí Minh nguyện mãi mãi xứng đáng với sự hy sinh to lớn của đồng bào, đồng chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Xin thay mặt đội ngũ CNVC-LĐ thành phố, chúng tôi xin hứa sẽ luôn sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương người Cộng sản, trong đó người thợ máy Tôn Đức Thắng là một điển hình tiêu biểu. CNVC-LĐ thành phố quyết tâm góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa; xây dựng tổ chức Công đoàn và công nhân lao động thành phố ngày càng lớn mạnh về số lượng, vững vàng về tư tưởng, chặt chẽ về tổ chức và trong sáng về phẩm chất, xây dựng thành phố Hồ Chí Minh thành một thành phố văn minh, giàu đẹp, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Xin cảm ở và kính chúc sức khỏe các đồng chí cách mạng lão thành, các đồng chí lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ thành phố và toàn thể các vị đại biểu.

Một phần của tài liệu tư liệu Tôn Đức Thắng (Trang 48 - 51)