0
Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

NHỮNG NGÀY TÔI LÀM THẦY THUỐC RIÊNG CHO BÁC TÔN

Một phần của tài liệu TƯ LIỆU TÔN ĐỨC THẮNG (Trang 38 -48 )

THẦY THUỐC RIÊNG CHO BÁC TÔN

Năm 1955, mùa Đông đến sớm ở miền Bắc, chưa hết tháng 11 mà đã rét rất đậm. Tôi đang làm thành viên đoàn cải cách ruộng đất tại một xã ven sông Hồng, thuộc huyện Khoái Châu.

Là dân sinh ra và sống ở đồng bằng sông Cửu Long vừa tập kết ra, phải dũng cảm phi thường tôi mới đủ sức từ ổ rơm tung chăn ra khi nghe gà gáy hừng đông, để chuẩn bị theo bà con nông dân ra đồng tới xế chiều. Mắt nhắm, mắt mở, tôi ngồi vào mâm cơm mỗi sáng, gạo thô có bữa độn khoai đồng ca với nước mắm cáy hay nước tương và rau luộc nhiều loại : rau muống kể như gặp hên, bởi có bữa là lá khoai lang hoặc lá bí rợ già còn lông tơ nhám lưỡi.

Từ nhiều tháng nay, tôi đã được nghe nhắc đi nhắc lại rằng : “chính trị là thống soái, tư tưởng dẫn đầu”. Nhưng cái bao tử tiểu tư sản thành thị ương ngạnh của tôi vẫn miễn cưỡng tiếp thu chỉ một chén cơm, dưới sức ép “tư tưởng”. Từ khi ra Thủ đô, tạng ấy bị lôi trở lại cuộc sống cũ, thích làm bạn với phở, bánh mì thịt hay bánh cuốn vào đúng 7 giờ, trước khi đi làm việc.

Thì ra các quy luật về khoa học tự nhiên, mà trong trường hợp này là các phản xạ tiết dịch của Pap Lốp vẫn không chịu tuân theo tư tưởng vĩ đại của Mao Trạch Đông. Với số năng lượng dự trữ ấy, làm sao tôi có thể “ba cùng” với bà con nông dân ở xã, nhịn đói cho được tới chiều ? Bạn chí cốt của tôi từ bé là người nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long, anh có hiểu rằng khi anh được dỡ cơm đem theo ăn đệm buổi trưa, dù với mắm sống hay muối mè, muối đậu, chứ đừng quá sang như tép rang, khô nướng, anh là kẻ sung sướng nhất trần không ?

Nhiệm vụ của tôi là đi lao động cùng bà con, rồi “xâu chuỗi, luồn kim, bắt rễ” được bần cố nông, nghe kể khổ, rồi phát động tư tưởng họ, tìm cho ra một địa chủ có thực hay giả định nào dó đưa ra đấu tố. Muốn làm được việc ấy, tôi đành xé rào, vi phạm nội quy của đội : lận lưng theo một tán đường, để đối phó với hội chứng bệnh học “cơn hạ đường huyết” xảy ra vào trưa, tình trạng mà có một nhà thơ cổ gọi là “Lửa cơ đốt ruột, dào hàn cắt da”. Tất nhiên vì lý do chính trị, tôi phải tìm cách nuốt đường vụng, khi giả bộ đi tiểu hay ngồi nghỉ xả hơi trong bụi cây, làm bộ ký chú.

Số đường tán cất kín tận đáy ba lô vừa cạn, tôi đang hoang mang lo lắng, thì may có sứ giả từ Hà Nội xuống mang công văn gởi đội xin cho tôi về, bởi có công tác đột xuất quan trọng ở Bộ Y tế.

Bắt tay từ giã ban lãnh đạo đội, tôi tỏ ý rất tiếc không được cùng anh em sống tới cùng để tu dưỡng quan điểm lập trường và tiến bộ bản thân. Về sau nghe nói lại đội cải cách ruộng đất của tôi phạm nhiều sai lầm, qui sai thành phần, xui đấu tố điêu ngoa. Lẽ dĩ nhiên tôi không phải “phản tỉnh”. Khuyết điểm sau vụ này, bởi công tác quần chúng dở quá, chưa bắt được cái rễ nào ở xã, đã về – và do bệnh “méo mó nghề nghiệp” thay vào việc “thăm nghèo, hỏi khổ” tôi lại thường hỏi “Bác có bệnh gì không, đau ở đâu, để tôi khám cho !”.

Chúng tôi đạp xe ra khỏi lũy tre làng khi trời đã tối. Đồng chí liên lạc xuống đón tôi chẳng biết chi công tác đang chờ tôi ở Bộ. Tôi cũng chẳng quan tâm gì đến điều ấy, bởi mục tiêu phấn đấu trước mắt là về ngang Gia Lâm trước khi hàng phở hay hàng thịt cầy cuối cùng đóng cửa : đã hơn mười hôm rồi,

bao tử tôi chưa hề được tiếp xúc với miếng cá thịt nào, dù chỉ một lát mỏng bằng lưỡi lam cạo râu. Quả là một thử thách phi thường, kể từ ngày tôi cai sữa mẹ.

x x x

Sáng sớm hôm sau, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thạch tự lái xe đến đưa tôi đi ăn sáng; và trước khi đi lên bệnh viện A làm việc, anh dặn tôi đến Văn phòng Bộ lấy giấy giới thiệu đi may áo quần mới, đóng giày. Tôi được cử làm thầy thuốc riêng, tùy tùng Chủ tịch Quốc Hội TÔN ĐỨC THẮNG, sang Đức chúc thọ Chủ tịch Vin hem Pick tròn 80 tuổi, rồi về Liên Xô lãnh Giải thưởng Hòa bình Lê-nin mà Bác Tôn vừa được tặng. Thật là khoái chí tử, đáp ứng đúng mong ước của tôi là trở lại thăm Âu châu sau 16 năm, từ lúc về nước hành nghề, để xem sau chiến tranh thế giới có gì mới. Tuy nhiên, cũng phải đẩy đưa vài lời lấy lệ, cho có mùi chính trị :

“Tôi chưa phải Đảng viên, cũng chẳng phải bác sĩ được phân công theo dõi sức khỏe Bác Tôn, làm vậy các anh chị em khác có thắc mắc không ?”.

Bác sĩ Thạch liền trợn mắt “mầy tao” với tôi ngay : “đừng có dở trò mại hơi ! Quen nhau lâu trước ngày đi kháng chiến, tạo biết rõ tẩy của tụi mầy. Nếu để tao quyết định thì mầy còn đi cải cách mút mùa, mới rũ sạch cái nợ đã sống quá sung sướng trước Cách mạng Tháng Tám. Nhưng tao phải thi hành lệnh của Cụ Hồ, theo đề nghị cụ thể của Bác Tôn Bác sĩ theo dõi sức khỏe của hai Cụ chính là tao ! Nói cho mầy biết : Bác Tôn chẳng có bệnh tật gì cả, còn rất khỏe. Cử mầy đi theo Bác tức là đưa mầy đi du hí, ăn hút. Nhiệm vụ Bộ giao chỉ có hai việc : tránh nhiễm lạnh và can Bác nhậu ít ít thôi. Rõ chưa, cha nội ?”.

“Vâng ! Nếu đấy là lệnh của tổ chức, tôi xin triệt để chấp hành”.

Bỗng nhiên tôi nhớ lại chuyện cũ ở thị xã Mỹ Tho 10 năm về trước, khi tôi còn làm bác sĩ có phòng mạch tư.

Cuối tháng 9-1945, Sài Gòn đã lao vào cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhưng thành phố Mỹ Tho vẫn hưởng cảnh thanh bình. Cũng như mọi người hằng ngày đọc bản tin “ta thắng, giặc thua”, phía Nam Sài Gòn có để tam sư đoàn oai hùng của Nguyễn Hòa Hiệp trấn giữ, chưa kể một sư đoàn theo tin đồn dàn sẵn ở Bến Lức – Gò Đen, làm sao giặc Pháp dám kéo xuống. Nào ai ngờ về sau, tôi chạy chết bởi giặc Pháp đánh úp theo đường sông Tiền.

Một buổi sáng, anh Ba Nguyễn Văn Tiếp, Chủ tịch tỉnh đến nói với tôi : “Có anh Hai Thắng là bạn chí thân của tôi về đây. Nhà anh rộng, cho tôi gởi ở đậu ít bữa và xem anh Hai có bệnh gì thì chữa luôn dùm”.

Tôi dành cho Bác Tôn một buồng, sáng Bác đi sớm sau điểm tâm, chiều mới về ăn cơm với tôi và ngủ. Khám qua sức khỏe, tôi thấy chẳng có vấn đề gì phải lo. Tôi chỉ tranh thủ chích cho Bác mấy ống Campolon, thuốc bổ rất hiếm thời ấy. Chiều chiều, Bác Tôn về cùng tôi lai rai la ve với khô mực hay nem chua, trước khi cầm đũa. Đâu độ một tuần, Bác ra đi luôn do có người đến đón. Tất nhiên là dù tôi còn làm tư, ai lại đá động bạc tiền trường hợp này, xem kỳ cục quá.

Đề nghị cho tôi đi Tây chơi cùng Bác khi tôi vừa ở chiến trường Nam bộ ra Hà Nội, rõ ràng, sau 10 năm Bác vẫn nhớ tôi ! Câu chuyện sau đây đủ minh họa rằng trong suốt đời hành nghề bác sĩ dài nửa thế kỷ, chưa bao giờ tôi gặp một “thân chủ” nào thù lao cực kỳ hậu hĩ đến như thế. Kể cả các tỉ phú ở Âu châu đối với những danh sư lừng lẫy tiếng tăm.

x x x

Thời ấy, đi Tây phải theo đường xe lửa đến Bắc Kinh trước, rồi đổi tàu. Tổ chức mua vé cho Bác Tôn trong một ca-bin, đáng lẽ dành cho 4 người nằm thành 2 tầng. Chúng tôi, những người theo phục vụ, gồm ngoài tôi, còn có phiên dịch tiếng Đức, lính lê dương sang hàng ngũ ta từ 1946 và có vợ Việt Nam – tiếng Nga và thư ký riêng của Chủ tịch Quốc hội. Tuy nhiên suốt trên các đoạn đường, Bác Tôn

bảo tôi qua nằm chung ca-bin cho vui, đến nói chuyện Nam bộ thời chống Pháp đủ loại vui buồn, gồm cả tiếu lâm, Tam Quốc, Đông Chu, và tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, theo trí nhớ.

Mấy ngày lưu ở Bắc Kinh, Bác Tôn là khách của thị trưởng Bành Chân, kiêm Phó Chủ tịch Quốc hội. Tại khách sạn quốc tế gần Thiên An Môn, họ giành cho Bác 3 buồng, gồm cả phòng khách và phòng làm việc. Tôi là kẻ “ăn theo” sát nhất, với tư cách là bác sĩ riêng của Chủ tịch, có riêng một buồng, với lên nho, thuốc hút, trà Thiết Quan Âm.

Ngày xưa, bên Tàu, thời Tam Quốc, khi Quan Công phò nhị tẩu sang Hứa Đô, Tào Tháo muốn mua chuộc “Ông” nên xử sự cực kỳ lịch sự : “Năm ngày bày đại yến, ba bữa lại tiểu diên”. Tôi phò Bác Tôn đi Bắc Kinh còn sướng hơn Vân Trường nhiều, bởi ngoài yến tiệc linh đình thời xã “Ông” phải cưỡi ngựa Xích Thố đi trong phố còn tôi ngồi xe hơi Mercédès êm như ru, xem bình kịch, Việt kịch và nghệ sĩ kinh kịch Mai Lan Phương biểu diễn, và có lần dự tiệc trưa trên Vạn Lý Trường Thành mà thời Quan Công cũng đã có, nhưng “Ông” chưa hề được đến xem bao giờ !

Hồi còn nhỏ, đọc truyện Càn Long du Giang Nam, tôi từng nghe kể đến những món ăn đặc sản của Trung Hoa, mang nhiều tên hấp dẫn, lạ lùng. Vua cải trang thành anh lái buôn Cao Thiên Tứ vi hành cùng con nuôi Châu Nhật Thanh khắp nơi, đã mấy phen choảng nhau với bọn cường hào địa phương do giành giật nhau ăn trước các món ăn cao lâu. Nếu không có thần linh kịp đi gọi người đến cứu giá chắc vua Càn Long đã chết trước ngày ký chiếu chỉ phong vương cho Quang Trung ! Giờ đây nhờ núp theo Bác Tôn, các món ăn lịch sử đó mà tên được phiên dịch đọc ra từ thực đơn mỗi bữa, lần lượt diễu hành trước mặt tôi, tha hồ húp, nếm, kể ra không xuể. Ví dụ cái món “bách điểu qui sào” (trăm con chim quay đầu về ổ) nó như thế nào ? Đó là một đĩa to, gồm đúng một trăm đầu chim sẻ rô ti, từ cổ trở lên đồng hướng mỏ về ổ. Ổ chim kết bằng củ cải trắng bầm nhỏ ở giữa có một đống “trứng chim” làm dưa của kiệu gọt thật tròn ! Cái món “Nam Hải long hổ hội”, lúc bưng lên chỉ là rắn hầm thỏ. Các bạn mê Đường thi, chắc còn nhớ câu “bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi” và tưởng tượng ra thứ rượu gì cao quý lắm. “Bồ đào” tức là nho, và mỹ tửu ấy thua xa các mác chát đỏ danh tiếng của Pháp ở Sài Gòn ngày trước !

Từ ấy, tôi hiểu thế nào là lựa tên để khoa trương khoác lác, lòe bịp ai nhẹ dạ cả tin : trong nghệ thuật bán buôn ở Tàu mà ta vẫn còn bắt chước !

Làm khách của Bành Chân được một tuần lễ tôi lại phò Bác Tôn lên xe lửa đi Liên Xô. Thời ấy chặng đường Bắc Kinh – Mốt-kơ-va đòi hỏi 9 ngày ở biên giới, chuyến xe đường rầy hẹp 1 thước 20 sang một thước tư. Lòng chúng tôi vui sướng tràn ngập khi đi khỏi thị trấn Mãn Châu Lý của Trung Quốc đọc bằng chữ Nga trên bản rộng “Liên Bang Cộng hòa Xô Viết kính chào và chúc sức khỏe các bạn”. Lần đầu, tôi đứng trên đất nước Lê-nin.

Một tuần lễ dài trên xe, hết ăn lại nằm, bên ngoài là tuyết phủ trùng trùng, rừng thông điệp điệp, xen lẫn với bạch dương trụi lá. Phải hằng trăm cây số mới có một nhà ga mà khách đi xe rất ngại xuống, bởi phải chuẩn bị kỹ mũ, áo rét, để từ 20 độ dương trong toa xe bước ra gặp ngay 20 độ âm.

Bác Tôn nói vắn tắt ý kiến, rồi bảo tôi dựa vào ý đó viết sẵn vài bài đáp từ bằng Pháp ngữ, nhỡ có ai ra đó và đọc lời chào mừng, ta khỏi bị động; sau đó đưa văn bản cho bạn sử dụng nếu họ cần. Do việc ấy mà tôi biết rằng tiếng Pháp Bác Tôn còn nắm rất vững sau 17 năm tù ở Côn Đảo. Bác đã “sửa lưng” tôi, một tú tài Tây từng viết luận án y khoa bằng tiếng mẫu quốc, ở nhiều đoạn dùng chữ không chính xác. Ví dụ : khi tôi dịch câu “nhân dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình” ra thành “aimant la pai”, bác gạch bỏ chữ “aiman la” và thay vào chữ “épris de paix”... Thấy tôi ngượng quá, Bác Tôn an ủi : “Tại anh đọc báo chính trị đó thôi. Ngôn ngữ chính trị khác hơn nói chuyện”.

x x x

Đến thủ đô Mát-kơ-va 10 giờ tối, ngày chủ nhật. Trong chuyến này Bác Tôn chỉ là khách mượn đường đi Béc-lin, cho nên không có cuộc tiếp rước công khai nào, không đăng báo – Trung ương Đảng bạn chỉ xem Bác như người trong gia đình, đi xa về. Ngay buổi tiếp xúc đầu tiên, hai đồng chí Ủy viên Trung ương ra đón Bác tại sân ga đã tỏ ra ngay tình cảm giản dị mà đậm đà. Không có diễn văn, thiếu

nữ dâng hoa gì cả, mà sau khi ôm hôn Cụ thắm thiết, một đồng chí nói qua phiên dịch : “Biết hôm nay đồng chí đến và ở Việt Nam ai cũng thích ăn cá hơn thịt, nên suốt ngày tôi đã đục băng ngồi câu cá giữa sông, tóm được mấy con béo lắm. Tôi đã giao cả cho bà quản gia, đồng chí muốn ăn cách nào bảo cho đầu bếp nấu”. Ai cũng biết ở Âu châu, giữa mùa rét, cá thịt treo ngoài cửa sổ không bao giờ ươn.

Chúng tôi được bố trí ở một biệt thự của tổ chức Đảng. Bà quản gia già là một đồng chí tóc bạc trắng, ngày xưa từng phục vụ Lê-nin, theo bà nói lại. Sau khi cùng chúng tôi dùng cơm tối, các Ủy viên Trung ương ra về, để lại một cán bộ tổ chức tên Pô-pốp, nói được tiếng Pháp, để luôn theo phục vụ Bác Tôn – Họ nói : chúng tôi có nấu bếp, nhưng các anh muốn ăn theo Việt Nam thì tôi nấu.

Sáng hôm sau, khách đến gõ cửa xin gặp Bác Tôn đầu tiên là anh thợ hớt tóc, xách theo thùng nhỏ đựng dao kéo, tong-đơ. Kế đó là bác thợ may, đề nghị cho kiểm điểm lại áo quần xem đã đủ và bảo đảm chống rét chưa. Cuối cùng là hai nữ bác sĩ, dù tôi được giới thiệu là thầy thuốc riêng của Bác Tôn, vẫn cứ lờ đi mà lo đo huyết áp, nghe tim phổi, rồi làm điện tâm đồ, lấy phân và nước tiểu mang về xét nghiệm.

Sau nhiều ngày ăn cơm Tàu rồi ăn theo Tây trên xe lửa, suy bụng ta ra bụng người, tôi nghĩ rằng chắc Bác Tôn cũng muốn dùng cơm ta. Trong nhà bếp của biệt thự, có đủ loại nguyên liệu cần thiết : gạo, rau, củ hành, dấm. Cô gái Nga, tuy tốt nghiệp Đại học nấu ăn, cũng trố mắt ra nhìn tôi thao diễn nấu cơm theo Việt Nam, rồi nồi canh chua cá măng với cà chua và dấm. Thay cho món mắm tôi thay bằng trứng cá đen (ca-vix) chế biến. Thật vui sướng khi Bác Tôn ăn, cho là ngon miệng, khen tôi khéo tay và dồi dào sáng kiến.

Ôi ! Bác sẽ còn vui biết bao nhiêu nếu rõ ràng, sau nhiều năm kháng chiến ở Nam bộ, phải lo tự sống để công tác tốt, với hai giạ lúa và một cân muối hằng tháng như mọi anh chị em thời ấy, tôi đã thông thạo thêm rất nhiều nghề chưa hề có ai dạy ở trường đại học : nào phải chỉ riêng kỹ thuật nấu ăn ! Như nuôi heo, chèo xuồng, xay lúa, giã gạo, bửa cũi, cấm câu, đặt ống trúm, dặm cù, bắt ba khía. Rồi về sau, thời chống Mỹ ở R. Tài nghệ được bổ túc thêm bằng cách biết bẫy cheo, bắn khỉ, tát suối,

Một phần của tài liệu TƯ LIỆU TÔN ĐỨC THẮNG (Trang 38 -48 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×