Chính sách về vốn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang hiện nay pdf (Trang 76 - 77)

2. Những yếu kém

3.2.4.1.Chính sách về vốn

Nhu cầu về vốn thực hiện quy hoạch phát triển cả ngành công nghiệp của tỉnh thời kỳ 2001 - 2010 là 1.808,2 tỷ đồng, trong đó riêng CNCBNS là 627 tỷ đồng, chiếm 34,67% [34, 31].

Chính sách về vốn để phát triển CNCBNS trong thời gian tới cần giải quyết tốt hai nội dung cơ bản:

- Về huy động vốn: Ngoài vốn do ngân sách nhà nước cấp, để huy động được nhiều nguồn vốn khác, cần thực hiện các biện pháp:

+ Tạo môi trường đầu tư thuận tiện, hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước: cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc xin cấp phép đầu tư; xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh; giảm giá thuê đất thấp hơn mức khu vực; ưu đãi các khoản thuế theo từng mục đích đầu tư.

+ Thực hiện cổ phần hóa một số các doanh nghiệp nhà nước nhằm huy động nguồn vốn rộng rãi trong nhân dân. áp dụng chế độ ngân hàng không chỉ cấp tín dụng mà cần đầu tư trực tiếp phát triển CNCBNS.

- Về sử dụng vốn: Sử dụng vốn phải đúng mục đích, mang lại hiệu quả cao. Theo đó, các nguồn vốn phải được sử dụng như sau:

+ Vốn ngân sách, vốn ODA ưu tiên giành cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đào tạo.

+ Vốn tín dụng ngân hàng, vốn tích lũy từ lợi nhuận xí nghiệp dùng để cải tạo, nâng cấp, đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất.

+ Nguồn vốn FDI được thực hiện dưới hình thức liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài, hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài để xây dựng mới các nhà máy chế biến. Hình thức liên doanh chỉ nên áp dụng khi tỷ lệ góp vốn của Việt Nam ít nhất đạt 50% (rút kinh nghiệm liên doanh BGI Tiền Giang: Vốn nước ngoài khống chế, phía Việt Nam bị thiệt, cuối cùng phải bán liên doanh cho nước ngoài).

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang hiện nay pdf (Trang 76 - 77)