Tiếp tục xây dựng, mở rộng các vùng tập trung chuyên canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, đảm bảo khối lượng, chất

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang hiện nay pdf (Trang 66 - 67)

2. Những yếu kém

3.2.1.Tiếp tục xây dựng, mở rộng các vùng tập trung chuyên canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, đảm bảo khối lượng, chất

dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, đảm bảo khối lượng, chất lượng nông sản nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản

Những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã đề ra và tập trung chỉ đạo thực hiện ba chương trình kinh tế nông nghiệp (lúa, vườn và thủy hải sản), và trên thực tế đã thu được nhiều kết quả. Qua các chương trình lúa, vườn bước đầu quy hoạch, hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh:

- Vùng lúa năng suất cao để xuất khẩu với gần 60.000 ha đang được hoàn chỉnh, tập trung ở các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành và một phần các huyện phía đông.

- Vùng cây ăn trái tập trung ở Cái Bè, Cai Lậy, một phần Châu Thành và đang phát triển dần về phía đông.

- Vùng cây công nghiệp: chuyên canh khóm (7.500 ha) ở huyện Tân Phước... Việc quy hoạch trên là phù hợp với đặc điểm tự nhiên, thổ nhưỡng từng vừng, bước đầu phát huy được lợi thế, khai thác có hiệu quả tiềm năng mỗi vùng.

Tuy nhiên việc quy hoạch, xây dựng các vùng sản xuất tập trung chuyên canh vừa qua cũng còn nhiều tồn tại, bất hợp lý, cần được điều chỉnh, bổ sung.

Xuất phát từ mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2010 và yêu cầu phát triển CNCBNS gắn với phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, việc tiếp tục xây dựng, mở rộng các vùng tập trung chuyên canh sản xuất nông sản nguyên liệu phải nhằm đạt các yêu cầu sau đây:

- Xây dựng các vùng sản xuất tập trung chuyên canh phải gắn với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp bền vững, toàn diện, thúc đẩy sự chyển dịch cơ cấu kinh tế chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh theo hướng CNH, HĐH.

- Khai thác có hiệu quả lợi thế, tiềm năng về đất đai, lao động, ngành nghề, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có và sẽ để tạo ra nhiều nông sản hàng hóa có chất lượng cao, chi phí sản xuất thấp, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Xây dựng các vùng sản xuất tập trung để có chính sách đầu tư thích hợp về các mặt: Thủy lợi, khoa học - kỹ thuật, giống, khuyến nông... và tổ chức sản xuất - lưu thông tiêu thụ sản phẩm một cách hợp lý.

- Trên cơ sở xây dựng các vùng sản xuất tập trung mà lập đề án kêu gọi vốn đầu tư trong, ngoài nước để xây dựng những cơ sở chế biến nông sản gắn với vùng nguyên liệu.

Từ những yêu cầu trên, luận văn đề xuất thực hiện theo các phương án như sau:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang hiện nay pdf (Trang 66 - 67)