Sự mất cân đối giữa khối lượng hàng nông sản chế biến với thị trường tiêu thụ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang hiện nay pdf (Trang 49 - 50)

2. Những yếu kém

2.2.2.Sự mất cân đối giữa khối lượng hàng nông sản chế biến với thị trường tiêu thụ

tiêu thụ

Hàng nông sản chế biến có tiềm năng về thị trường rất lớn vì nó là những hàng hóa tiêu dùng thiết yếu về lương thực, thực phẩm phục vụ cho cuộc sống của con người. Nhưng thị trường tiêu thụ hàng nông sản của Tiền Giang lại chậm được mở rộng, đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận cả thị trường trong và ngoài nước. Nguyên nhân của tình hình này là do:

- Trình độ công nghệ chế biến còn lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao, mẫu mã đơn điệu, chưa đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng, chủng loại, vệ sinh thực phẩm. Phần lớn hàng nông sản của Tiền Giang còn ở dạng thô, bán thành phẩm nên thường xuyên bị ép giá, hiệu quả kinh tế thấp.

- Thị trường trong tỉnh, trong nước tiềm năng, triển vọng lớn, nhưng trong thực tế thì sức mua yếu do hơn 80% dân số sống bằng nông nghiệp, thu nhập đầu người thấp, thói quen dùng nông sản dạng thô, tươi còn phổ biến, nhu cầu tiêu dùng nông sản chế biến còn thấp. Mặt khác, những năm gần đây, ngành CNCBNS là ngành được nhiều địa phương tập trung đầu tư xây dựng, phát triển nên đã tạo ra sự cạnh tranh lớn trong thị trường nội địa. Ngoài ra còn phải chịu sự cạnh tranh của một lượng không nhỏ hàng nông sản nhập lậu hoặc gian lận thuế, giá rẻ.

- Đối với thị trường nước ngoài: Sự sụp đổ thị trường truyền thống (Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu) từ cuối những năm 80 làm giảm sút đáng kể khối lượng hàng nông sản xuất khẩu. Một số thị trường mới như Trung Quốc, Singapore và một số nước châu á khác được mở ra, nhưng thị trường này thường là thị trường tái xuất nên mua hàng nông sản thô, sơ chế của Việt Nam với giá rẻ hơn từ 10 - 20% so với giá mà họ bán lại cho người khác. Thị trường nước ngoài của Tiền Giang cũng thường xuyên không ổn định, từ năm 1992 đến nay chuyển dịch từ ASEAN, Trung Quốc, Hồng Kông, EU. Nhưng EU là thị trường "khó tính", mức độ mở rộng ở thị trường này chắc sẽ không nhanh. Còn ASEAN sẽ là thị trường cạnh tranh quyết liệt vì là những nước có nhiều sản phẩm nông nghiệp tương tự.

Tóm lại, thị trường hàng nông sản chế biến của Tiền Giang còn gặp rất nhiều khó khăn, điều đó đã, đang và sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển sản xuất nông nghiệp và CNCBNS của tỉnh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang hiện nay pdf (Trang 49 - 50)