Sự mất cân đối giữa yêu cầu phát triển nhanh ngành CNCBNS với sự hạn chế về khả năng thực hiện

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang hiện nay pdf (Trang 50 - 51)

2. Những yếu kém

2.2.3. Sự mất cân đối giữa yêu cầu phát triển nhanh ngành CNCBNS với sự hạn chế về khả năng thực hiện

hạn chế về khả năng thực hiện

Phát triển nhanh CNCBNS trong thời gian tới là yêu cầu bức thiết để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH, HĐH. Trong báo cáo "Định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005" của UBND tỉnh có nhấn mạnh: "Nhiệm vụ trọng tâm của phát triển công nghiệp của tỉnh giai đoạn 2001 - 2005 là ra sức đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH, tập trung phát triển các ngành vừa có lợi thế, vừa hỗ trợ nông nghiệp phát triển như công nghiệp chế biến nông sản, chế biến thủy hải sản... khuyến khích đầu tư chiều sâu, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh" [43, 16].

Trong quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2010 cũng có xác định: đẩy mạnh CNCB và sơ chế nông sản thực phẩm, đưa tỷ trọng sản phẩm qua chế biến và sơ chế đạt 80% sản lượng. Cụ thể với các chỉ tiêu lớn như: xay xát 1,3 triệu tấn lúa, trong đó ổn định gạo xuất khẩu 275.000 tấn/năm, chế biến và sơ chế trên

450.000 tấn trái cây trong tổng sản lượng 600.000 tấn; giảm tổn thất sau thu hoạch, phấn đấu đạt tỷ lệ hao hụt là 4 - 5%, bằng nước sản xuất nông nghiệp tiên tiến [37, 10].

Để phát triển CNCBNS theo yêu cầu trên cần phải giải quyết nhiều vấn đề, trong đó nổi lên là phải huy động được nguồn vốn đầu tư lớn; đồng thời phải đào tạo, xây dựng được một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề tương ứng với sự phát triển CNCBNS ở trình độ cao.

Trong khi đó, Tiền Giang là một tỉnh nông nghiệp, GDP của tỉnh chỉ ở mức trung bình của cả nước (GDP tính theo giá thực tế năm 1995: 4.233,66 tỷ đồng Việt Nam; 1996: 4.823,22 tỷ; 1997: 5.480,33 tỷ; 1998: 6.226,98 tỷ; 1999: 6.974,63 tỷ) [5, 15], tích lũy nội bộ thấp, khả năng huy động vốn không lớn (kể cả vốn vay, vốn đầu tư nước ngoài). Trình độ dân trí, trình độ của người lao động, của cán bộ quản lý nói chung còn thấp. Đó là những khó khăn đang đặt ra cả cho nhà nước và bản thân cơ sở, doanh nghiệp chế biến nông sản trước yêu cầu phát triển hiện nay.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Tiền Giang hiện nay pdf (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)