2.4.1.7.1.Nhãn hiệu
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại mà bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá của bên nhượng quyền. Nhãn hiệu là những dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Trong NQTM thì nhãn hiểu được hiểu là những nhãn hiệu quan trọng, nhãn hiệu dịch vụ, tên, lô gô, và các biểu tượng thương mại khác mà bên nhận quyền sẽ sử dụng để phân biệt công việc kinh doanh của mình và nó không bao gồm tất cả các nhãn hiệu mà bên nhượng quyền sở hữu. Việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa của bên nhượng quyền là một điều không thể thiếu trong NQTM bởi nó làm nên tính hệ thống của chuỗi các cửa hàng nhận quyền. Vì vậy, phải quy định cẩn thận về phần này để tránh tình trạng bên nhận quyền không tuân thủ. Hơn nữa, việc kinh doanh theo nhãn hiệu của bên nhượng quyền của là quyền và lợi ích của bên nhận quyền vì nhãn hiệu của bên
nhượng quyền đã được đảm bảo trên thị trường và bên nhận quyền chỉ việc kinh doanh theo nhãn hiệu đó mà không phải mất công xây dựng lại một nhãn hiệu. Điều 13 trong bản giới thiệu NQTM mẫu quy định về nhãn hiệu như sau:
“ghi rõ nhãn hiệu chính đã được đăng ký với Văn phòng đặc trách Nhản hiệu và Bản quyền Hoa Kỳ chưa, nếu có thì ghi rõ:
- Ngày và số nhận dạng từng nhãn hiệu được đăng ký.
- Bên nhượng quyền đã đăng ký vào tất cả các tờ khai có tuyên thệ được yêu cầu hay chưa?
- Có bản đăng ký nào sửa đổi hay thay thế chưa
- Các nhãn hiệu chính đã được đăng ký chính hoặc đăng ký bổ xung tại văn phòng đặc trách nhãn hiệu và bản quyền Hoa Kỳ chưa.”
Nếu nhãn hiệu này vẫn chưa được đăng ký tại văn phòng nhãn hiệu và bản quyền Hoa Kỳ thì ghi rõ liệu bên nhượng quyền có nộp đơn nhãn hiệu chưa, bao gồm tất cả “ý định sử dụng” hoặc ứng dụng dựa trên thực tế sử dụng. nếu vậy, ghi rõ ngày và số nhận dạng của từng ứng dụng.
Nếu nhãn hiệu này vẫn chưa được đăng ký tại văn phòng nhãn hiệu và bản quyền Hoa Kỳ thì ghi rõ: “chúng tôi chưa đăng ký liên bang đối với nhãn hiệu chính. Theo đó, nhãn hiệu của chúng ta không có nhiều lợi ích pháp lý và quyền pháp lý như khi đăng ký liên bang. Nếu quyền của chúng ta trong việc sử dụng nhãn hiệu bị phủ nhận,hay cáo kiện thì bản giới thiệu có thể phải chuyển sang một nhãn hiệu khác, và nó có thể làm tăng các khoản phí của bạn”
Thể hiện tất cả phần đã có hiệu lực trong quyết định của cơ quan đặc trách nhãn hiệu và bản quyền, hội đồng xét xử và phúc thẩm nhãn hiệu Hoa Kỳ. Hoặc của bất
cứ tòa án hay cơ quan hành chính bang nào; hoặc bất cứ việc xét xử nào liên quan đến vi phạm, kháng án, hoặc hủy kiện được trong quá trình tố tụng. bao gồm trong các vụ tố tụng mà bên nhượng quyền không thắng.
Thể hiện tất cả các vụ tố tụng đang trong quá trình xét xử tại tòa án liên bang hay tòa án bang mà trong đó xem xét quyền sở hữu hay quyền sử dụng nhãn hiệu của bên nhượng quyền.
Thể hiện tất cả những thỏa thuận có hiệu lực mà trong thỏa thuận đó giới hạn quyền sử dụng hay cấp phép sử dụng nhãn hiệu đã được liệt kê ở trên.
Liệu bên nhượng quyền có phải bảo vệ quyền của bên nhận quyền trong việc sử dụng các nhãn hiệu quan trọng được liệt kê ở phần này, và phải bảo vệ bên nhận quyền trong các khiếu nại và trong các vụ xâm phạm hoặc cạnh tranh không công bằng phát sinh ngoài việc sử dụng nhãn hiệu của bên nhận quyền.
- Nghĩa vụ của bên nhận quyền trong việc thông báo cho bên nhượng quyền về việc sử dụng các yêu sách về quyền hoặc về nhãn hiệu thống nhất hoặc về những rắc rối liên quan đến nhãn hiệu đã được cấp quyền cho bên nhận quyền.
- Liệu bên nhượng quyền hoặc bên nhận quyền có quyền kiểm soát bất cứ thủ tục hành chính hoặc thủ tục khiếu nại liên quan đến nhãn hiệu đã được cấp quyền bởi bên nhượng quyền cho bên nhận quyền.
- Thỏa thuận nhượng quyền có yêu cầu bên nhượng quyền tham gia vào việc bảo vệ bên nhận quyền và/hoặc bảo lãnh, Bồi thường, đền bù, Bảo đảm cho bên nhận quyền trong các chi phí hoặc bồi thường thiệt hại mà bên nhận quyền phải chịu trong các tố tụng hành pháp và hành chính liên quan đến
nhãn hiệu được cấp quyền bởi bên nhượng quyền cho bên nhận quyền, hoặc trong các thủ tục giải quyết không có lợi cho bên nhận quyền.
- Quyền của bên nhận quyền trong hợp đồng nếu như bên nhượng quyền yêu cầu bên nhận quyền thay đổi hoặc không tiếp tục sử dụng một nhãn hiệu nào đó nữa.
Thể hiện xem liệu bên nhượng quyền có biết về những quyền ưu tiên hoặc sự vi phạm quyền sử dụng mà nó có thể ảnh hưởng một cách thiết yếu đến việc sử dụng nhãn hiệu thương mại chính của bên nhận quyền mà bên nhượng quyền tin là có sự vi phạm như vậy. thể hiện:
o Bản chất của hành vi xâm phạm o Các địa điểm nơi xảy ra vi phạm.
o Khoảng thời gian xảy ra hành vi vi phạm (trong phạm vi được biết đến)
o Bất kỳ hành động hoặc dự đoán của bên nhượng quyền.
2.4.1.7.2.Bằng sáng chế, bản quyền và những thông tin độc quyền
Trong phần này thì bên nhượng quyền phải đưa ra quyền sở hữu của bên nhượng quyền hoặc các giấy phép, bằng sáng chế hoặc quyền tác giả. Đó là những yếu tố để tạo lập nhượng quyền thương mai. Ngoài ra, phải đưa ra bất kỳ ứng dụng nào của bằng sáng chế cũng là yếu tố để tạo lập mối quan hệ nhượng quyền. Khi đưa ra thông tin trên phải xác định các vấn đề sau:
- Bản chất của bằng sáng chế, ứng dụng của bằng sáng chế hoặc sự liên quan của chúng với nhượng quyền thương mại
- Đối với mỗi bằng sáng chế phải xác định: • Thời hạn của bằng sáng chế
• Loại bằng sáng chế (cơ khí, xử lý, thiết kế…)
• Số hiệu, ngày phát hành và tiêu đề của bằng sáng chế - Đối với mỗi ứng dụng của bằng sáng chế phải xác định:
• Loại ứng dụng của bằng sáng chế • Số hiệu, ngày nộp đơn và tiêu đề - Đối với mỗi quyền tác giả phải xác định:
• Thời hạn của quyền tác giả • Số và ngày đăng ký
• Bên nhượng quyền có thể hoặc có ý định làm mới quyền tác giả
- Mô tả các tài liệu hiện hành của Cục sáng chế và thương hiệu của Hoa Kỳ, Cục bản quyền Hoa Kỳ hoặc các cơ quan tòa án liên quan đến bằng sáng chế hoặc quyển tác giả. Trong đó bao gồm tòa án và vấn đề số lượng. Mô ta sự ảnh hưởng của các quan điểm đó ảnh hưởng như thế nào đến việc kinh doanh nhượng quyền thương mại.
- Quy định về tòa án, số trường hợp, sự khẳng định, các vấn đề liên quan và quan điểm đang trong quá trình chờ giải quyết ở Cục sáng chế và thương hiệu Hoa Kỳ hay bất cứ tòa án nào. Nếu được tư vấn, bên nhượng quyền có thể đính kèm bao gốm ý kiến của luật sự hay bản tóm tắt một số ý kiến. - Nếu có một thỏa thuận hạn chế việc sử dụng bằng sáng chế, ứng dụng của
thỏa thuận, mức độ thỏa thuận có thể ảnh hưởng đến người mua và các quyết định khác ghi trong thỏa thuận.
- Đưa ra nghĩa vụ của bên nhân quyền phải bảo vệ bằng sáng chế, ứng dụng bằng sáng chế và quyền tác giả nhằm mục đích bảo vệ bên nhận quyền tránh được các vụ tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng bằng sáng chế, ứng dụng sáng chế và quyền tác giả:
• nghĩa vụ của bên nhượng quyền phụ thuộc vào bên nhận quyển có thông báo cho bên nhượng quyền hay có bất kỳ khiếu nại nào hoặc thông báo của bên nhận quyền có hay không
• hợp đồng thương mại có đòi hỏi phải bên nhượng quyền phải thông báo về việc vi phạm hay không
• Ai là người có quyền giảm sát vụ kiện tụng.
• bên nhượng quyền có phải bồi thường cho bên nhận quyền chi phí trong một vụ kiện liên quan đến bằng sáng chế, ứng dụng của bằng sáng chế hay quyền tác giả hay không.
• Bên nhượng quyền có nghĩa vụ yêu cầu bên nhận quyền sửa đổi hoặc ngừng việc sử dụng liên quan đến bằng sáng chế hay bản quyền hay không.
• quyền của bên nhận quyền theo hợp đồng nếu bên nhận quyền sửa đổi hay ngừng sử dụng các đối tượng trên.
- nếu biết bên nhượng quyền có thể gặp bất kỳ điều gì ảnh hướng đến bên nhận quyền trong việc sử dụng bằng sáng chế, ứng dụng của bằng sáng chế và quyền tác giả thì bên nhượng quyền phải nêu rõ:
• bản chất của hành vi vi phạm • địa điểm nơi xảy ra vi phạm
• quãng thời gian xảy ra vi phạm (trong phạm vi được biết đến) • bất kỳ hành động nào nằm trong dự đoán của bên nhượng quyền. - nếu bên nhượng quyền tuyên bố quyền sở hữu bít mật thông tin hay bí mật
thương mại thì phải mô tả một cách chung nhất các thông tin độc quyền truyền đạt cho bên nhận quyền và các điều khoản sử dụng cho bên nhận quyền. bên nhượng quyền chỉ cần mô tả một cách chung nhất như một công thức cũng được coi là một bí mật thương mại.