Lịch sử phá sản

Một phần của tài liệu Nhượng quyền thương mại (Trang 42 - 44)

Pháp luật yêu cầu bên nhượng quyền phải thể hiện về lịch sử phá sản của mình. Quy định này, các nhà làm luật muốn bên nhận quyền được xem xét tính hiệu quả trong hoạt động của bên nhượng quyền. Một thương hiệu nhượng quyền thành công, và cẩn thận thì sẽ không bị phá sản, nếu một thương hiệu mà hay bị phá sản thì chứng tỏ trong hệ thống nhượng quyền đó có những sai lầm chưa khắc phục được, do vậy hoạt động không hiệu quả. Việc xem xét kỹ điều khoản này sẽ giúp bên dự kiến nhận quyền hiểu được những khiếm khuyết đã từng có trong hệ thống nhượng quyền mà mình định tham gia. Từ đó có thể quan sát xem liệu những khiếm khuyết đó đã được khắc phục chưa? Liệu có nguy cơ phá sản vì khiếm khuyết đó lần nữa không? Đặc biệt, khi xem xét điều này, bên nhận quyền sẽ biết

được các nghĩa vụ nợ của bên nhượng quyền, các chi nhánh và nhà tiền nhiệm của nó. Biết vậy, các nhà dự kiến nhận quyền sẽ tránh không bị mắc phải các chủ thương hiệu đang mắc nợ nhiều.

Quy định về điều “lịch sử phá sản” của các bên nhượng quyền và bên liên quan phải ghi các điều sau nếu bên nhượng quyền, nhà tiền nhiệm, chi nhánh, văn phòng hoặc thành viên hợp danh hoặc bất cứ cá nhận nào có trách nhiệm quản lý liên quan đến việc bán hay thực hiện kinh doanh công việc nhượng quyền trong văn bản này (trong khoảng thời gian 10 năm trước ngày ghi trong bản giới thiệu nhượng quyền này) các thông tin sau:

- Là con nợ được ghi trong giấy nợ theo luật phá sản của liên bang Hoa Kỳ

- Đã được miễn nợ theo luật phá sản Hoa Kỳ.

- Là văn phòng chính của một công ty hoặc là thành viên hợp danh của một hợp danh đã bị đệ đơn coi là một con nợ trong đơn khởi kiện theo luật phá sản hoặc đã được miễn nợ luật này, hoặc trong thời gian 1 năm sau, khi văn phòng hoặc thành viên hợp danh có vị trí trong công ty. - Trong mỗi mục về phá sản, ghi rõ:

o Tên hiện tại, địa chỉ, và trụ sở kinh doanh chính của con nợ

o Con nợ có phải là bên nhượng quyền không ? nếu không , ghi rõ mối quan hệ của con nợ đối với bên nhượng quyền (ví dụ: chi nhánh, văn phòng)

o Khoản tiền nợ

- Ghi các thông tin cơ bản, quan trọng liên quan đến vụ việc, bao gồm: tòa sử phá sản, tên và số của vụ kiện. nếu có thể, ghi rõ ngày miển nợ: bao

gồm ngày miễn nợ theo chương 7 và tất cả các kế hoạch tổ chức theo chương 11 và 13 của luật phá sản.

- Công bố các trường hợp, hành động, và tố tụng khác theo luật pháp của nước ngoài liên quan đến phá sản.

Các quy định trên đã khá đầy đủ và bao chùm gần hết các thông tin về việc phá sản của bên nhượng quyền, các chi nhánh và nhà tiền nhiệm.

Một phần của tài liệu Nhượng quyền thương mại (Trang 42 - 44)