Việc sửa đổi bổ xung thông tin đã cung cấp

Một phần của tài liệu Nhượng quyền thương mại (Trang 31 - 35)

Theo quy định của ‘‘Các nguyên tắc NQTM” thì bên nhượng quyền khi có bất cứ thay đổi, sửa đổi một cách đơn phương và các điều khoản cốt yếu và những điều kiện của hợp đồng nhượng quyền hoặc bất cứ phần đính kèm với bản giới thiệu thì phải chuẩn bị cho bên dự kiến nhận quyền bản phô tô những thỏa thuận lại trong thời hạn ít nhất 7 ngày trước khi bên dự kiến nhận quyền ký vào bản sửa đổi hợp đồng. Những thay đổi trong thỏa thuận phát sinh từ bên dự kiến nhận quyền không tính vào thời hạn 7 ngày này.

Pháp luật Việt Nam không quy định về trường hợp sửa đổi, bổ xung bản giới thiệu NQTM. Vì vậy, nếu các bên muốn được pháp luật bảo vệ thì phải ghi trong một thỏa thuận nào đó, hoặc trong chính bản giới thiệu nhượng quyền.

Chương 2: BẢN GIỚI THIỆU NQTM THEO PHÁP LUẬT HOA KỲ 2. Hình thức của bản giới thiệu NQTM.

Điều 436.6 phần D của Các nguyên tắc NQTM quy định về hình thức bản giới thiệu như sau:

“Bản giới thiệu nhượng quyền phải được để dưới dạng mà mỗi bên nhận quyền tiềm năng có thể download, in, lưu lại, hoặc các cách khác để lưu giữ được bản giới thiệu.”

Như vậy, bản giới thiệu không nhất thiết phải thể hiện bằng văn bản mà có thể bằng các hình thức khác như file, đĩa nén…vv. Quy định này tạo điều kiện linh hoạt cho các bên nhượng quyền, đặc biệt rất có lợi cho bên nhượng quyền lớn, thương hiệu mạnh mà luôn có nhiều cá nhân, tổ chức trên khắp thế giới muốn trở thành bên nhận quyền của họ, các bản giới thiệu sẽ có thể được cung cấp qua mail, hay qua các phương tiện thông tin điện tử hiện đại khác. Các nhà làm luật đã sửa đổi điều luật này để cho phù hợp và cũng nhằm tận dụng sự phát triển của công nghệ hiện đại.

Nhằm bảo về bên dự kiến nhận quyền, các nhà làm luật Hoa Kỳ còn quy định bên nhượng quyền trước khi cung cấp bản giới thiệu nhượng quyền, phải đưa ra lời khuyên cho bên nhận quyền tiềm năng về các hình thức của bản giới thiệu được coi là có giá trị pháp lý, có hiệu lực pháp luật, và bất cứ điều kiện nào cần thiết để xem xét lại, kiểm tra lại hình thức của bản giới thiệu NQTM. Điều này đảm bảo chắc

chắn bên nhận quyền tiềm năng sẽ không bị bên nhượng quyền lừa dối khi cung cấp một bản giới thiệu không có giá trị pháp lý. Nếu bên nhượng quyền cung cấp cho bên nhận quyền tiềm năng một bản giới thiệu mà không đúng như quy định ở trên thì sẽ không được pháp luật thừa nhận là đã cung cấp cho bên nhận quyền và bản giới thiệu đó sẽ không có giá trị pháp lý. Quy định của các nhà làm luật Hoa Kỳ rất chặt chẽ.

Khác với pháp luật Hoa Kỳ, pháp luật Việt Nam không có một điều khoản cụ thể quy định về hình thức của bản giới thiệu NQTM. Điều 8, thông tư 35/2006/NĐ- CP chỉ quy định “bên nhượng quyền có trách nhiệm cung cấp bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại của mình cho bên dự kiến nhận quyền”. Quy định như trên ta có thể hiểu là pháp luật Việt Nam chấp nhận các hình thức khác nhau của bản giới thiệu về nhượng quyền, không nhất thiết đó phải là thể hiện bằng văn bản. Nó có thể được thể hiện dưới các hình thức có giá trị pháp lý tương đương. Luật Việt Nam cũng không quy định bên nhượng quyền phải giải thích với bên nhận quyền về các hình thức của bản giới thiệu nhượng quyền có giá trị pháp lý. Có thể hiều quy định này là bên nhận quyền sẽ phải tự mình tìm hiều các loại hình thức có giá trị pháp lý của bản giới thiệu nhượng quyền. Pháp luật Hoa Kỳ đã bảo vệ bên dự kiến nhận quyền nhiều hơn pháp luật Việt Nam.

2.1. Chữ viết

Bản giới thiệu là nhằm mục đích giành cho bên dự kiến nhận quyền – những người ít có kinh nghiệm và hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh hay những lĩnh vực chuyên ngành của bên nhượng quyền. Chính vì vậy bản giới thiệu cần được trình bày một cách đơn giản và dễ hiểu nhất. Pháp luật Hoa Kỳ quy định: “ngôn ngữ của bản giới thiệu phải là tiếng Anh đơn giản” “Thông tin trong Bản giới thiệu nhượng quyền phải rõ ràng, dễ đọc, và gãy gọn, xúc tích trong một văn bản duy nhất được viết một

cách gãy gọn, đơn giản” “Về chữ viết, các tên điều trong bản giới thiệu hoặc những phần đính kèm thì Các bên nhượng quyền có thể lựa chọn tiêu chuẩn của một bang hay nhiều bang mà buộc không phải tuân theo quy định cụ thể của một bang.” [4, điều 436.6, khoản (b)]

Pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể mà chi tiết như Hoa Kỳ. Theo pháp luật Việt Nam thì bên nhượng quyền phải cung cấp một hợp đồng NQTM mẫu và một bản giới thiệu nhượng quyền theo mẫu quy định tại Phụ lục III [3,điều 8, khoản 1]. Trong nghị định và cả thông tư này đều không quy định về ngôn ngữ của bản giới thiệu NQTM. Việc không quy định này có thể đem lại điều bất lợi cho bên dự kiến nhận quyền nếu bên nhượng quyền soạn một bản giới thiệu với toàn những từ ngữ khó hiểu, và dễ gây hiểu lầm. Có lẽ, các nhà làm luật Việt Nam chưa nhận thức hết tầm quan trọng của việc quy định ngôn ngữ trong bản giới thiệu NQTM.

2.2. Trang bìa

Các quy tắc NQTM của Hoa Kỳ đã vô cùng chi tiết khi quy định cả về hình thức và nội dung trang bìa của bản giới thiệu NQTM. Trang bìa của tất cả các bản giới thiệu NQTM đều phải tuân theo quy định này. Theo đó, trang bìa phải được trình bày theo thứ tự và mẫu nhất định bao gồm các nội dung sau: tiêu đề “BẢN GIỚI THIỆU NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI”, tên của bên nhượng quyền, loại hình tổ chức kinh doanh, địa chỉ trụ sở kinh doanh chính, số điện thoại, và, nếu có thể thì ghi địa chỉ e-mail và trang web chủ; mẫu thương hiệu mà bên nhận quyền sẽ sử dụng khi kinh doanh; tổng đầu tư ban đầu cần thiết để bắt đầu kinh doanh công việc nhượng quyền, bao gồm các khoản tiền được ghi ở mục 7 và khoản tiền được ghi ở khoản 5 – khoản tiền phải trả cho bên nhượng quyền hoặc đại lý của nó và bên nhượng quyền của phải miêu tả ngắn gọn về công việc kinh doanh được nhượng quyền, ngày phát hành.

Đặc biệt, pháp luật Hoa Kỳ còn quy định bên nhượng quyền phải trích dẫn những câu sau vào trang bìa như một sự đảm bảo cho bên nhận quyền biết được quyền lợi của mình.

- “Bản giới thiệu NQTM tóm tắt một vài điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền và các thông tin khác bằng tiếng anh đơn giản, dễ hiểu. Hãy đọc bản giới thiệu này và tất cả các thỏa thuận kèm theo một cách cẩn thận. Bạn phải nhận được bản giới thiệu này ít nhất là 14 ngày làm việc trước khi bạn ký vào bất cứ một hợp đồng nào, hoặc trả bất cứ khoản tiền nào cho bên nhượng quyền hoặc đại lý của bên nhượng quyền mà có liên quan đến việc nhượng quyền này. Tuy nhiên, chú ý rằng không có cơ quan hành chính nào thẩm tra các thông tin có trong bản giới thiệu này. [4, điều 436.3, khoản (e, mục (2)]

- Các điều khoản trong hợp đồng sẽ điều chính mối quan hệ nhượng quyền của bạn. Vì vậy, đừng chỉ dựa vào một mình bản giới thiệu để hiều hợp đồng. Hãy đọc tất cả hợp đồng của bạn một cách cẩn thận. Hãy đưa bản hợp đồng và bản giới thiệu NQTM này cho một người cố vấn, như một luật sư hoặc một kế toán. [4, điều 436.3, khoản (e, mục (3)]

- Mua một quyền thương mại là một dạng đầu tư phức tạp. Thông tin trong bản giới thiệu NQTM có thể giúp bạn quyết định suy nghĩ của bạn. Có nhiều thông tin về việc nhượng quyền, như “hướng dẫn người mua nhượng quyền” có hiệu lực bởi UBTM kcó thể giúp bạn hiểu cách dùng bản giới thiệu NQTM. Bạn có thể liên lạc với UBTM liên bang Hoa Kỳ theo địa chỉ 1-8- FTC- HELP hoặc viết tới UBTM liên bang Hoa Kỳ theo địa chỉ 600 Pennstlvania Avenue, NW., Washington, D. C. 20580.”[4, điều 436.3, khoản (e, mục (4)]

Một phần của tài liệu Nhượng quyền thương mại (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w