1/ Ổn định lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ. 3/ Bài mới.
+ Bước 1: GV ghi đề bài lên bảng, gọi HS tìm hiểu yêu cầu của đề.
ĐỀ : Hãy viết đề văn miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè.
+ Bước 2 : HS thảo luận, lập dàn ý đại cương.
DÀN Ý
I/ MỞ BÀI: Giới thiệu cây phượng ( trồng ở đâu, từ bao giờ). II/ THÂN BÀI: 1/ Tả bao quát: Nhìn xa cây phượng thế nào? 2/ Tả chi tiết :
_ Tả cây phượng với thân, cành, lá, rễ, hoa, quả. Cây phượng gắn bó với HS ra sao?
_ Tiếng ve kêu thế nào? Tác động gì đến mùa hè. III/ KẾT BÀI: Cảm nghĩ về mùa hè
+ Bước 3: Sửa bài.
_ GV nhận xét ưu, khuyết điểm.
+Ưu điểm : HS hiểu đề, viết đúng yêu cầu bài, trình bày sạch sẽ.
+ Khuyết điểm: 1 số bài viết chưa sâu, ý diễn đạt không rõ ràng, còn sai lỗi chính tả và cách dùng từ.
_ Sửa lỗi sai
SAI LOẠI LỖI ĐÚNG
_ Vỏ cây sừng xùi, sum sê, xum xê, râm rang, ngằn nghèo, táng lá.
_ Đêm đêm tiếng ve khò khè trong từng kẽ lá.
_ Hoa phượng rơi tà tà xuống đất. _ Những cái thân màu nâu sẫm to khoẻ khoác tấm áo xù xì.
_ Nhìn từ xa, toàn thân cây là một màu đỏ thắm.
_ Những bông phượng rơi xuống và nụ của nó mọc lên là báo hiệu mùa hè gần xa chúng em.
_ Cây phượng to và cao lắm, có thể khi ôm thân phượng thì phải có hai người
_ Chính tả _ Từ _ Từ _ Từ, ý _ Từ, ý _ Ýùù _ Câu luộm thuộm, lặp từ.
_ Vỏ cây sần sùi, sum suê, râm ran, ngoằn ngoèo, tán lá.
_ Đêm đêm, tiếng ve kêu râm ran trong từng kẽ lá.
_ Hoa phượng rơi nhẹ nhàng xuống đất. _ Thân cây to khoẻ, khoác tấm áo nâu sẫm xù xì.
_ Nhìn từ xa cây phượng như một mâm xôi gấc khổng lồ.
_ Những cánh phượng rơi xuống, hoa tàn dần nhường chỗ cho trái non mọc lên, báo hiệu mùa hè sắp hết.
_ Cây phượng to và cao lắm đến hai người ôm mới xuể.
ôm mới xuể.
_ Khi vui ve kêu rất êm và trong khi buồn, ve kêu tuy to nhưng tiếng kêu đó để bộc lộ tình cảm.
_ Câu luộm thuộm, không rõ ý
_ Em nghe tiếng ve kêu lúc to, lúc nhỏ. Chắc có lẽ nó cũng có tâm trạng buồn vui như con người.
Bước 4: GV đọc mẫu một bài văn hay
4/ Củng cố: GV phát bài, hướng dẫn HS cách sửa. 5/ Dặn dò: Soạn bài Lượm (Tố Hữu).
TUẦN 25
Tiết 97 KIỂM TRA VĂN