- Tính toán cấu tạo lớp đệm
Quy hoạch vμ quản lý
hệ thống khai thác n−ớc ngầm
6.1. Quy hoạch hệ thống công trình khai thác n−ớc ngầm
6.1.1. Những tài liệu cần thiết
1. Các tài liệu về tình hình nguồn n−ớc
- Cấu tạo về địa tầng, tình hình địa chất và địa chất thủy văn khu vực khai thác n−ớc ngầm, tính chất lý hoá của tầng địa chất.
- Tình hình địa hình của khu vực bao gồm cả khu vực cần cung cấp n−ớc ngầm và khu vực khai thác n−ớc ngầm.
- Tình hình về khí t−ợng thủy văn để đánh giá đ−ợc các nguồn n−ớc khác nh− nguồn n−ớc m−a, n−ớc mặt.
- Điều tra, khảo sát về n−ớc ngầm bao gồm:
- Vị trí khu vực có thể khai thác n−ớc ngầm, trữ l−ợng n−ớc ngầm nh− chiều sâu các tầng trữ n−ớc, chiều rộng tầng trữ n−ớc.
- Chất l−ợng n−ớc ngầm, khả năng xử lý và các biện pháp xử lý có thể áp dụng.
2. Các tài liệu về yêu cầu dùng n−ớc
- L−ợng n−ớc yêu cầu của các ngành kinh tế: n−ớc cho sinh hoạt, n−ớc cho nông nghiệp nh− t−ới, chăn nuôi.
- Xác định yêu cầu n−ớc đối với nguồn n−ớc ngầm - Thời gian yêu cầu n−ớc
- L−u l−ợng n−ớc yêu cầu - Tổng l−ợng n−ớc yêu cầu
3. Tài liệu về hệ thống yêu cầu t−ới n−ớc ngầm
-Diện tích, vị trí khu vực yêu cầu sử dụng n−ớc ngầm. - Hệ thống đ−ờng kênh dẫn n−ớc mặt để t−ới (nếu có).
6.1.2. Các nguyên tắc chung quy hoạch, khai thác sử dụng n−ớc ngầm
- Do việc khai thác n−ớc ngầm để t−ới và cho các mục đích khác khá tốn kém và l−u l−ợng th−ờng không lớn, vì vậy cần triệt để khai thác n−ớc mặt, n−ớc m−a, nếu thiếu mới sử dụng n−ớc ngầm.
- Phải thông qua tính toán cân đối giữa yêu cầu n−ớc và nguồn n−ớc mặt có thể sử dụng đ−ợc để tìm ra các ph−ơng án sử dụng n−ớc ngầm về mặt thời gian sử dụng và l−ợng n−ớc cần sử dụng, phân tích kinh tế kỹ thuật, lựa chọn ra ph−ơng án hợp lý nhất.
- Nên sử dụng n−ớc ngầm tại chỗ để giảm bớt tổn thất n−ớc và kinh phí đầu t− vào xây dựng công trình dẫn n−ớc.
139 - Khi quy hoạch khai thác và sử dụng n−ớc ngầm cần phải xem xét ảnh h−ởng của việc khai thác đến các vấn đề có liên quan nh−: Làm hạ thấp mực n−ớc ngầm, ảnh h−ởng tới các yêu cầu dùng n−ớc khác có từ tr−ớc ở trong vùng, vấn đề xây dựng, vấn đề môi tr−ờng ở các khu tập trung dân c− cần dùng n−ớc ngầm, vấn đề ô nhiễm n−ớc ngầm từ các nguồn n−ớc khác.
- Cần phối hợp chặt chẽ giữa th−ợng, hạ l−u của các l−u vực: Sử dụng khai thác n−ớc ngầm ở th−ợng l−u, vùng ven chân các dãy núi, −u tiên n−ớc mặt cho vùng hạ l−u.
- Khi bố trí công trình khai thác n−ớc ngầm cần phối hợp chặt chẽ với hệ thống cung cấp n−ớc mặt để khối l−ợng công trình dẫn n−ớc nhỏ và giảm tổn thất n−ớc, phát huy cao nhất hiệu quả của thống cung cấp n−ớc.
- Sử dụng tổng hợp việc khai thác và sử dụng n−ớc ngầm cho t−ới, cho sinh hoạt, cho cải tạo môi tr−ờng...
- Nếu việc khai thác n−ớc ngầm thuận lợi có thể tận dụng khai thác để tăng tần suất bảo đảm của hệ thống, khai thác triệt để hơn nguồn n−ớc mặt.
6.1.3. Bố trí công trình khai thác và cung cấp n−ớc ngầm
1. Bố trí công trình khai thác n−ớc ngầm
Các công trình khai thác n−ớc ngầm bao gồm các công trình khai thác theo chiều ngang và công trình khai thác n−ớc ngầm theo chiều đứng (giếng).