Trữ l−ợng khai thác n−ớc ngầm

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ Thuật Khai thác nước ngầm potx (Trang 25 - 27)

Trữ l−ợng n−ớc ngầm là l−u l−ợng n−ớc ngầm có thể khai thác đ−ợc từ tầng trữ n−ớc ngầm trên cơ sở khai thác một cách hợp lý không gây ra ảnh h−ởng xấu đến chất l−ợng n−ớc và môi tr−ờng sinh thái nói chung của khu vực.

2.4. N−ớc ngầm ở Việt Nam và khả năng khai thác, sử dụng

Các kết quả điều tra địa chất thuỷ văn khu vực và tìm kiếm thăm dò nêu trên đã cho phép phân chia trên toàn lãnh thổ các phân vị địa chất thuỷ văn nh− sau:

- Các tầng chứa n−ớc lỗ hổng trong các thành tạo Đệ tứ

- Các tầng chứa n−ớc khe nứt trong các thành tạo bazan. Pliocen - Đệ tứ - Các tầng chứa n−ớc khe nứt trong các thành tạo lục nguyên

- Các tầng chứa n−ớc khe nứt – Karst trong các thành tạo Cacbonat - Các thành tạo địa chất rất nghèo n−ớc hoặc không chứa n−ớc

2.4.1. Các tầng chứa n−ớc lỗ hổng

Phân bố rộng rãi ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và các đồng bằng ven biển Miền Trung.

25

1. ở đồng bằng Bắc Bộ

Có 2 tầng chứa n−ớc chủ yếu là tầng chứa n−ớc Holocen (qh) và tầng chứa n−ớc Pleistocen (qp). Tổng trữ l−ợng (khai thác tiềm năng của NDĐ khoảng 7,5 triệu m3/ng, theo đề tài 44.04.01.01).

Tầng qh: Phân bố hầu khắc đồng bằng, th−ờng gặp ở chiều sâu 20 ữ 40m. Đất đá chứa n−ớc chủ yếu là cát, sạn. Độ giàu n−ớc biến đổi mạnh, l−u l−ợng lỗ khoan 0,5 ữ 10 l/s. Vùng ven biển n−ớc bị nhiễm mặn. N−ớc trong tầng có quan hệ trực tiếp với n−ớc mặt. Tầng chứa n−ớc này có thể đáp ứng yêu cầu cũng cấp n−ớc quy mô trung bình đều nhỏ. Phần lớn các lỗ khoan của ch−ơng trình n−ớc nông thôn và của nhân dân khai thác n−ớc trong tầng này.

Tầng qp: Nằm d−ới tầng qh và ngăn cách với tầng này bởi một lớp sét mầu loang lổ dày 5 ữ 20m, th−ờng gặp ở độ sâu 50 ữ 60m. Đất đá chứa n−ớc là cát cuội sỏi hạt thô. Đây là tầng chứa n−ớc có áp, giàu n−ớc và có thể đáp ứng yêu cầu khai thác lớn. L−u l−ợng lỗ khoan th−ờng lớn hơn 10 l/s hầu hết các nhà máy n−ớc ở đồng bằng Bác Bộ đang khai thác n−ớc từ tầng này. N−ớc có quan hệ với tầng qh và n−ớc mặt qua các cửa sổ ĐCTV. Vùng ven biển và hai rìa đồng bằng bị nhiễm mặn.

2. ở đồng bằng Nam Bộ

Có 5 tầng chứa n−ớc lỗ hổng kể từ trên xuống là các tầng Holocen (qh), Pleistocen trung - th−ợng (qp2-3); Pleistocen hạ (qp1); Pliocen (m4); Miocen (m3). Trữ l−ợng khai thác tiềm năng đạt khoảng 27,5 triệu m3/ng (theo Trần Văn Lã, 1996)

Tầng qh: Có diện tích phân bố khoảng 43.000km2. bề dày 20 ữ 70m. Đất đá chứa n−ớc là cát hạt nhỏ, cát bột. Nhìn chung, tầng này nghèo n−ớc, chất l−ợng n−ớc xấu th−ờng bị nhiễm mặn, nhiễm phèn.

Tầng qp2-3: Phân bố trên hầu hết đồng bằng diện tích khoảng 50.000km2. Tầng này nằm sâu 40 ữ 80m, bề dày 25 ữ135m, trung bình 50 ữ 70m đất đá chứa n−ớc là cát sỏi. Đây là tầng chứa n−ớc phong phú, ở miền Đông Nam bộ chất l−ợng n−ớc tốt, ở vùng Tây Nam bộ nhiều vùng bị nhiễm mặn.

Tầng qp1: Đ−ợc phân cách bởi tầng qp2-3 bởi một lớp sét dày 20 ữ 25m, đôi chỗ tới 50m. Diện phân bố khoảng 49.000km2. Chiều sâu thế nằm 150 ữ 200m. Bề dày tầng 50 ữ 60m, đôi khi tới 130m. Đất đá chứa n−ớc là cát, đôi khi lẫn sạn sỏi. Đây là một tầng chứa n−ớc phong phú. Chất l−ợng n−ớc biến đổi nhiều theo diện. ở miền Đông Nam Bộ chúng có quan hệ với n−ớc mặt và có chất l−ợng tốt. ở miền Tây Nam Bộ có nhiều vùng bị nhiễm mặn.

Tầng m4: Có diện tích phân bố khoảng 49.000km2, chiều sâu thế nằm 150 ữ 350m, bề dày 50 ữ 140m, th−ờng gặp 90 ữ 100m. Đất đá chứa n−ớc là cát nhiều cỡ hạt lẫn sạn sỏi. Đây là một tầng chứa n−ớc rất phong phú, chất l−ợng n−ớc trong tầng biến đổi theo diện. Vùng trung trung tâm và ven biển bị nhiễm mặn.

Tầng m3: Ngăn cách với tầng m4 bởi một lớp sét dày 20 ữ 50m. Diện phân bố khoảng 37.000km2, chiều sâu mái 200 ữ 450m, th−ờng gặp 350 ữ 400m, bề dày 40 ữ 100m. Đất đá chứa n−ớc phong phú, n−ớc có chất l−ợng tốt. Vùng trung tâm và ven biển bị nhiễm mặn.

26

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ Thuật Khai thác nước ngầm potx (Trang 25 - 27)