Đổi mới công tác quản lý đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Các giải pháp thúc đẩy quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp pptx (Trang 89 - 90)

- Những khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách

3.3.6.2. Đổi mới công tác quản lý đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh

- Về chính sách, cần bổ sung hoàn thiện chính sách theo hướng: coi trọng và khuyến khích hoạt động công ích, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công ích, tăng cường quản lý nhà nước đi đôi với nâng cao tính chủ động sáng tạo và quyền tự chủ cho doanh nghiệp

3.3.6.2. Đổi mới công tác quản lý đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh doanh

Để thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời nâng cao được hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp, cần thực hiện một số các biện pháp sau:

- Cần có cơ chế khuyến khích vật chất, tinh thần và nâng cao trách nhiệm đối với cán bộ quản lý, nhất là giám đốc doanh nghiệp, cơ chế tuyển chọn đội ngũ giám đốc doanh nghiệp kế cận cũng như bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giám đốc doanh nghiệp đương nhiệm để có đủ năng lực, trình độ lãnh đạo doanh nghiệp trong cơ chế mới, xử lý nghiêm minh và kịp thời trách nhiệm của giám đốc doanh nghiệp nhà nước trong trường hợp để doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thất thoát vốn tài sản của Nhà nước.

- Tiếp tục thực hiện cơ chế trích thưởng và cấp lại theo một tỷ lệ nhất định tính trên số thuế nộp vượt kế hoạch đối với những doanh nghiệp hoàn thành vượt mức kế hoạch ngân sách tỉnh giao nhằm khuyến khích, đồng thời tạo thêm nguồn lực tài chính để các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư, mở rộng và phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

- Cần ban hành các tiêu chí và chế tài buộc doanh nghiệp phải hạch toán chính xác và báo cáo trung thực tình hình tài chính cũng như kết quả sản xuất kinh doanh, đồng thời cần đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra nhằm nắm bắt chính xác tình hình tài chính và

sản xuất kinh doanh cũng như phát hiện và ngăn chăn kịp thời các sai phạm có thể xảy ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Về lao động, cần khẩn trương áp dụng chính sách hỗ trợ số lao động dôi dư cho doanh nghiệp, từng bước hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ lao động đáp ứng được yêu cầu quản lý cũng như từng phần việc trong doanh nghiệp; giao quyền quyết định cho doanh nghiệp trong việc tuyển chọn lao động, chịu trách nhiệm bố trí và phân công công tác, được quyền chủ động trả lương theo năng suất và hiệu quả lao động.

- Cần có cơ chế thuận lợi để các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Các giao dịch tín dụng nhằm thu hút vốn đầu tư có thể thực hiện thông qua thị trường vốn, thị trường chứng khoán hay các hình thức tín dụng thương mại khác. Đối với tài sản do doanh nghiệp đầu tư bằng vốn vay và đã trả hết nợ thì cho phép doanh nghiệp doanh nghiệp đánh giá lại tài sản theo giá thực tế và coi như vốn tự có của doanh nghiệp để tiếp tục khấu hao, hình thành nguồn vốn tái đầu tư. Nếu doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi sở hữu thì giá trị tài sản này được xác định là vốn tự có để tính ưu đãi cho người lao động tham gia mua cổ phần.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Các giải pháp thúc đẩy quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp pptx (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)