Định hướng sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Các giải pháp thúc đẩy quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp pptx (Trang 74 - 76)

- Những khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách

3.2.2. Định hướng sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích

Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích (doanh nghiệp công ích) trên địa bàn thuộc tỉnh quản lý chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực: kiểm định kỹ thuật phương tiện giao thông, quản lý thủy nông đầu nguồn, trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, thoát nước đô thị, ánh sáng đường phố, quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ, bến xe, đường thủy. Trên cơ sở xem xét kết quả hoạt động của các doanh nghiệp trong thời gian qua và những nhiệm vụ sắp tới, các doanh nghiệp công ích chủ yếu được sắp xếp theo hướng Nhà nước tiếp tục duy trì 100 vốn, gồm các doanh nghiệp sau:

- Công ty Quản lý khai thác công trình thủy lợi: tập trung quản lý những công trình đầu mối lớn, có diện tích tưới tiêu rộng, vừa tổ chức khai thác có hiệu quả nguồn nước hiện có, vừa duy trì bảo dưỡng thường xuyên công trình nhằm nâng cao tuổi thọ và mở rộng diện phục vụ. Sớm có phương án thực hiện phân cấp các công trình thủy lợi nhỏ cho các huyện, thị quản lý với sự tham gia của cộng đồng để nâng cao tính chủ động và hiệu quả.

- Trạm Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ: tập trung nâng cao chất lượng và mở rộng phạm vi phục vụ, đảm bảo tính an toàn cho các phương tiện cơ giới đường bộ theo đúng quy định của Luật giao thông.

- Công ty Sách thiết bị trường học: phục vụ cho sự nghiệp giáo dục trong toàn tỉnh ngày càng tốt và chất lượng hơn.

- Công ty Công trình Đô thị Đồng Hới: Cùng với việc mở rộng và phát triển thị xã Đồng Hới, các hoạt động công ích ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn, ngoài các nhiệm vụ đã có, cần giao nhiệm vụ thoát nước, quản lý các công trình phúc lợi chung như công viên vườn hoa, các điểm vui chơi…cùng với một số chức năng quản lý đô thị khác.

- Đoạn quản lý đường Sông: Công tác quản lý đường sông ngày càng được mở rộng và tăng cường với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhất là hệ thống đường sông Gianh, đường sông Son, sông Nhật Lệ... luôn được duy tu sửa chữa thường xuyên nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa trên tuyến đường sông.

- Công ty Giống cây trồng: Là doanh nghiệp phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, trước hết là giống lúa. Nhằm đáp ứng nhu cầu giống cây trồng với khối lượng lớn trên phạm vi toàn tỉnh, Công ty đã đưa công trình nhà máy chế biến hạt giống và giống lúa do Đan Mạch tài trợ vào hoạt động và bước đầu đã phát huy được kết quả tốt. Trong thời gian tới, để tăng cường và nâng cao năng lực hoạt động công ích trong lĩnh vực tạo giống, Công ty cần có các phương án để nâng cao số lượng, chất lượng cũng như mở rộng thêm các loại giống cây trồng khác, bảo đảm trong vài ba năm tới phục vụ tốt và toàn diện hơn sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

- Đoạn quản lý đường bộ 1 và Đoạn quản lý đường bộ 2: Do hệ thống đường giao thông ngày càng phát triển, nhiệm vụ duy tu bảo dưỡng ngày càng mở rộng, do vậy cần thiết duy trì hai đơn vị trên làm nhiệm vụ công ích. Cần giao thêm nhiệm vụ duy tu bảo dưỡng hệ thống đường nội thị, đường liên thôn, liên xã. Sau năm 2005 có thể xem xét để sáp nhập lại thành một doanh nghiệp công ích hoạt động trên phạm vi toàn tỉnh.

- Công ty Điện ảnh Quảng Bình: Là doanh nghiệp thuộc ngành văn hóa, hiện tại đang đảm nhận nhiệm vụ chiếu phim phục vụ 61 xã miền núi và vùng cao, tuy vây, do ngân sách dành cho phục vụ chiếu bóng miền núi không nhiều nên số buổi chiếu ngày càng thu hẹp.

Đối với 3 lâm trường Tuyên Hóa, Minh Hóa, Quảng Trạch về cơ bản vẫn tiếp tục duy trì 100% vốn nhà nước, đồng thời sẽ tiến hành sắp xếp lại theo hướng hợp nhất cùng 2 lâm trường hoạt động kinh doanh (lâm trường Bố Trạch, lâm trường Bồng Lai) và công ty chế biến lâm sản xuất khẩu để hình thành một doanh nghiệp mới trên cơ sở chuyển từ hoạt động công ích sang hoạt động kinh doanh.

Như vậy, đến hết năm 2005, nếu thực hiện sắp xếp và đổi mới theo định hướng nêu trên thì số doanh nghiệp có vốn nhà nước 100% hoặc nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối ở Quảng Bình còn lại là 24 doanh nghiệp nhà nước, trong đó có 15 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và 9 doanh nghiệp hoạt động công ích.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Các giải pháp thúc đẩy quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp pptx (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)