Giải quyết tốt vấn đề lao động dôi dư nhằm tạo tiền đề cho việc đẩy nhanh quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Các giải pháp thúc đẩy quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp pptx (Trang 79 - 81)

- Những khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách

3.3.3. Giải quyết tốt vấn đề lao động dôi dư nhằm tạo tiền đề cho việc đẩy nhanh quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước

đúng tiến độ, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước.

- Hàng năm, cần tiến hành tổng kết đánh giá công tác sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện được trong năm để rút kinh nghiệm, chỉ ra các vấn đề chưa thống nhất, còn vướng mắc cần tháo gỡ trong quá trình thực hiện để xin ý kiến chỉ đạo của Ban đổi mới phát triển doanh nghiệp cũng như xin ý kiến các bộ, ngành Trung ương để có sự chỉnh lý, bổ sung các chính sách, chế độ cho phù hợp với thực tiễn nhằm thúc đẩy quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp theo mục tiêu yêu cầu đề ra của tỉnh.

3.3.3. Giải quyết tốt vấn đề lao động dôi dư nhằm tạo tiền đề cho việc đẩy nhanh quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước

Một trong những lực cản tác động đến tiến trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua ở Quảng Bình là vấn đề việc làm và thu nhập của người lao

động trong doanh nghiệp. Theo ước tính hiện toàn tỉnh có khoảng 469 lao động dôi dư từ quá trình đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. Số lao động này chủ yếu là lao động phổ thông, kỹ năng nghề nghiệp còn hạn chế, trong đó, số có thể đào tạo lại chỉ chiếm 10%. Điều này cho thấy sức ép về việc làm cho số lao động dôi dư này cùng với hàng ngàn lao động dôi dư của các doanh nghiệp trong quá trình sắp xếp đối với nền kinh tế không phải là nhỏ. Nếu chúng ta có biện pháp giải quyết phù hợp sẽ có tác động tích cực đến tâm lý của người lao động trong doanh nghiệp và là cơ sở đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, đây không chỉ là trách nhiệm của riêng doanh nghiệp hoặc Nhà nước mà là nhiệm vụ và trách nhiệm chung của cả doanh nghiệp lẫn Nhà nước.

Về phía doanh nghiệp: phải chủ động xây dựng kế hoạch giải quyết lao động dôi dư trên cơ sở đề án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, cụ thể:

- Phân loại lao động để xác định số lao động hợp lý, lao động dôi dư. Chấm dứt việc tiếp nhận lao động, thuê mướn nhân công thời vụ một cách tùy tiện làm cho năng suất lao động thấp, tỷ lệ thiếu việc làm, chờ việc cao.

- Đưa ra hướng giải quyết đối với số lao động dôi dư. Cụ thể đối với lao động sắp đến tuổi nghỉ hưu (người lao động còn dưới 5 năm công tác là đến tuổi nghỉ hưu) có thể trợ cấp để đảm bảo các chế độ hưu trí cho họ. Đối với số lao động còn lại có thể giải quyết theo hướng như: tái sử dụng sau khi đào tạo, đào tạo lại hoặc hỗ trợ chuyển sang ngành nghề mới.

Khi thực hiện sắp xếp lại, doanh nghiệp cần chú ý đến phương án đầu tư và phát triển sản xuất - kinh doanh để đảm bảo tối đa người lao động có việc làm ở các mới sau sắp xếp, chuyển đổi sở hữu. Thực hiện trợ cấp đào tạo, đào tạo lại, tạo việc làm mới, chế độ bảo hiểm đối với người lao động. Trường hợp người lao động tự nguyện thôi việc hoặc mất việc thì phải giải quyết theo chế độ hiện hành. Nguồn kinh phí để giải quyết chính sách cho số lao động dôi dư và không có việc làm do doanh nghiệp chịu trách nhiệm (có thể lấy từ quỹ trợ cấp mất việc làm, từ tiền thu được do chuyển đổi sở hữu). Nếu không đủ thì lấy quỹ hỗ trợ, sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, ngoài ra còn được hỗ trợ thêm từ ngân sách và các nguồn tài chính có thể khác.

Về phía Nhà nước: Ngoài việc hỗ trợ nguồn kinh phí cho doanh nghiệp trong việc đào tạo, đào tạo lại nghề nghiệp cho người lao động theo các chính sách, chế độ hiện hành của Nhà nước; trong một số trường hợp cần thiết, tỉnh cần có chính sách riêng nhằm hỗ trợ bổ sung cho người lao động nghèo tại doanh nghiệp để họ có thể đảm bảo đời sống trong thời gian đầu bị mất việc (6 tháng đến 1 năm).

Cần có chính sách rõ ràng, cụ thể giải quyết quyền lợi cho người lao động dôi dư (những người ra khỏi khu vực doanh nghiệp nhà nước). Đặc biệt phải xem xét lại chế độ trợ cấp đối với người lao động tự nguyện thôi việc từ đó hình thành nguồn trợ cấp thích hợp và có phương án chi trả sao cho người lao động dôi dư trực tiếp nhận được các khoản trợ cấp này một cách nhanh chóng kịp thời.

Có chính sách khuyến khích số lao động dôi dư lập nghiệp, tự tạo việc làm mới như các chính sách ưu đãi về tín dụng, về tiền thuê đất, về thuế sản xuất kinh doanh...

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Các giải pháp thúc đẩy quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp pptx (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)